Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN NHẬT BẢN - CHUYỆN VIỆT NAM

CHUYỆN NHẬT BẢN - CHUYỆN VIỆT NAM Cách đây đúng 165 năm, ngày 08/07/1853, hạm đội gồm 4 tàu chiến Mỹ (Mississipi, Plymouth, Saratoga, Susque...

CHUYỆN NHẬT BẢN - CHUYỆN VIỆT NAM

Cách đây đúng 165 năm, ngày 08/07/1853, hạm đội gồm 4 tàu chiến Mỹ (Mississipi, Plymouth, Saratoga, Susquehanna) của Đô đốc Matthew Perry tiến vào cửa biển Uraga của Edo (Tokyo ngày nay) mà không hề báo trước. Matthew Perry hạ lệnh bắn một loạt đại bác lên trời thị uy, rồi đưa ra yêu sách với chính quyền đòi Nhật Bản phải mở cảng biển cho tàu buôn Mỹ đến giao thương.   

Loạt đại bác vang trời của 4 chiến hạm Mỹ đã làm cho người Nhật bừng tỉnh, ngỡ ngàng trước mức độ phát triển của phương Tây và sự lạc hậu, hèn kém của nước Nhật sau hàng trăm năm bài ngoại và gần như chỉ giao thương với người Trung Quốc. Đây chính là sự kiện thức tỉnh người dân xứ sở Phù Tang, mở đầu cho công cuộc duy tân tự cường của Nhật Bản theo chủ trương Thoát Á  với "Thoát Á luận" của Fuzukawa Yukichi để học hỏi khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm hiện đại hoá Nhật Bản.

Và chỉ sau 30 năm duy tân trong thời Minh Trị, Nhật Bản đã kịp vươn lên trở thành một cường quốc ở Đông Bắc Á, sánh ngang, thậm chí còn vượt nhiều nước châu Âu và Mỹ trên một số lĩnh vực công nghiệp, đánh thắng nhà Mãn Thanh trong cuộc hải chiến Giáp Ngọ (1894) và chiến thắng oanh liệt đế quốc Nga già nua trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), tự hào bước vào hàng ngũ các cường quốc năm châu.

Trông người lại ngẫm đến ta.

Nếu Nhật Bản đã thực hiện thành công cuộc thoát Á thần kỳ hồi nửa cuối thế kỷ 19, thì Việt Nam đến nay vẫn cứ loay hoay mãi trong vòng cương toả của Trung Quốc.

Tôi không dám đem chuyện dàn khoan HD 981 của Tàu để so sánh với chuyện 4 chiến hạm Mỹ trên đây, nhưng trong một chừng mực nào đó việc Bắc Kinh đưa dàn khoan vào cài cắm ở vùng biển Việt Nam hồi năm 2014 đã làm thức tỉnh lòng tự trọng dân tộc của hàng chục triệu người dân. Nhiều người trong số đó trước đây còn e dè nhìn đồng bào mình biểu tình phản đối Trung Quốc thành lập TP Tam Sa, thì trong những ngày tháng 5/2014 cũng ầm ầm xuống đường cùng mọi người lên án hành vi vi phạm UNCLOS 1982 của Trung Quốc. Nếu lúc bấy giờ chính quyền biết tận dụng cơ hội đó, "biến đau thương thành hành động" như Nhật Bản ngày xưa để khơi dậy tinh thần dân tộc, tạo tiền đề khởi đầu cho công cuộc thoát Trung thì hay biết bao. Nhưng khi những người nắm quyền cai trị đất nước kiên trì chọn con đường song hành với Trung Quốc và bám chặt vào mối quan hệ “môi hở răng lạnh”, cơ hội đó đã bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc, mọi nỗ lực phản đối Trung Quốc của người dân đều bị ngăn trở quyết liệt trong sự điềm nhiên tọa thị của các ông chủ điện Trung Nam Hải. 

Hơn thế nữa, sự gắn bó hữu nghị viển vông với Trung Quốc ngày một khắng khít sâu đậm hơn để rồi giờ đây Bắc Kinh lại đang tiếp tục hả hê nhìn cảnh máu người Việt đổ dưới tay người Việt trong những cuộc bố ráp bắt bớ dập tắt những cuộc tuần hành ôn hòa phản đối dự luật đặc khu có lợi cho Trung Quốc và luật ANM sao chép từ Trung Quốc vào trung tuần tháng 6/2018 vừa qua.

Lê Quang Huy

Không có nhận xét nào