Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC MIỄN PHÍ - CÔNG BẰNG GIÀU NGHÈO

[GIÁO DỤC MIỄN PHÍ - CÔNG BẰNG GIÀU NGHÈO] Khi nói tới giáo dục và khái niệm miễn phí, thế nào cũng có người cho rằng đây là một nghịch lý. ...

[GIÁO DỤC MIỄN PHÍ - CÔNG BẰNG GIÀU NGHÈO] Khi nói tới giáo dục và khái niệm miễn phí, thế nào cũng có người cho rằng đây là một nghịch lý. Vì chẳng có gì là miễn phí. Nhưng đây là một sự hiểu sai. Hầu hết các nước Phương Tây đều có giáo dục cấp tiểu học và phổ thông miễn phí, hoặc phí rất thấp. Đây là lý do vì sao:



1. Giáo dục miễn phí bảo đảm ai cũng có thể bắt đầu như nhau. Đúng là không có sự công bằng tuyệt đối. Người này sinh ra trong gia đình giàu, người kia ra trong gia đình nghèo. Nhưng công bằng ở đây là cho dù bạn là con nhà nghèo hay giàu, bạn vẫn được giáo dục, được ăn học và được quyền để bắt đầu một cuộc sống độc lập của mình.  
2. Cái miễn phí ở đây không phải là không có ai trả, mà học phí được lấy từ tiền thuế của cha mẹ, của người đi làm để chi trả cho các học sinh. Giáo dục là một điều cơ bản chính quyền phải làm.
3. Giáo dục miễn phí là đầu tư vào tương lai của thế hệ trẻ. Khi còn nhỏ thì bạn không đi làm, vậy làm sao có tiền đóng học phí. Hãy học rồi khi bạn đi làm trả lại sau. 
4. Chỉ miễn phí ở cấp tiểu học và trung học, khi học sinh chưa đi là. Còn cấp đại học thì không, có thể có một chút trợ cấp về khoản học phí nhưng lúc đó sinh viên đã trưởng thành và nên tự góp tiền cho tương lai của mình.
5. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể gửi con vào trường tư, không ai cấm. Còn không thì trường công luôn chào đón.

Khi đã trưởng thành, có nhận thức và có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân - bạn phải đóng tiền đại học. Sau đây là những mô hình học phí của vài nước:

1. Mỹ: sinh viên trong tiểu bang đóng thấp hơn, khác bang đóng cao hơn. Có thể vay tiền ngân hàng hoặc chính phủ để trả. Trường tư nhân tụ quyết định học phí.
2. Úc/New Zealand/Anh: chính phủ quyết định và giới hạn mức học phí, sinh viên trả phần cố định. Nhưng họ chỉ trả khi đi làm và lương đạt mức nhất định.
3. Đức/Phần Lan: học phí thấp vì được trợ cấp, coi như không học phí.

Còn đây là giáo dục Việt Nam hiện tại:

1. Tiền do Trung Ương và tỉnh rót xuống.
2. Cha mẹ đã phải đóng thuế nhưng phải trả thêm tiền học phí.
3. Giáo viên vì phải lót tiền để vào biên chế nên tìm cách ép học sinh đi học thêm, tạo ra tiêu cực.
4. Phụ huynh bất mãn quá nên gửi con đi trường quốc tế hay du học, dù rất tốn kém nên cũng chịu.
5. Giáo dục hoàn toàn do chính phủ quyết định và kiểm soát, không có sự cạnh tranh và giáo viên không có tiếng nói.

Các nhà kinh tế và bình luận cánh hữu không phản đối giáo dục miễn phí. Cái họ phản đối ở đây là cách tổ chức và cạnh tranh. 

1. Hiện tại chính quyền rót tiền cố định cho mỗi khu vực và mỗi trường. Điều này tạo ra lợi ích nhóm trong ngành giáo dục.
2. Các trường đại học thi nhau tăng học phí, sinh viên vẫn đóng thì được hỗ trợ nên không quan tâm.
3. Công đoàn giáo viên nắm quá nhiều quyền lực, không có sự cạnh tranh.

Vì những vấn đề đó, phe Cánh Hữu đã đề xuất những giải pháp sau:

1. School Voucher, như tem phiếu giáo dục. Ví dụ, mỗi học sinh được cấp một thẻ tiền trị giá $5,000 để đi học ở bất cứ trường nào. Đồng tiền thay vì vào tay người quản lý hành chính thì đi theo từng học sinh. Học sinh trở thành một khách hàng với quyền lựa chọn. Trường học phải thi đua cạnh tranh để thu hút học viên thay vì sống bằng tiền được rót sẵn.
2. Khuyến khích trường tư và cơ sở giáo dục độc lập phát triển và cạnh tranh - tư nhân hóa giáo dục.
3. Cho giáo viên quyền không phải vào công đoàn, giới hạn chức năng công đoàn.
4. Cổ phần hóa các trường học để phụ huynh có tiếng nói trong cách quản lý.
5. Trừ thuế nếu cha mẹ gửi con vào trường tư, thay vì phải trả tiền trường công gián tiếp, giảm bớt gánh nặng.

Giáo dục là điểm bắt đầu của mọi người. Chúng ta không thể bảo đảm ai cũng giàu như nhau, nhưng phải làm sao để mọi người bắt đầu như nhau. Dù bạn là con nhà nghèo hay giàu, bạn vẫn được đến trường. Đó là tư duy của giáo dục miễn phí.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào