Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHÁM CHÍ HÒA TRẤN YỂM SÀI GÒN

KHÁM CHÍ HÒA TRẤN YỂM SÀI GÒN Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, mà người dân vẫ...

KHÁM CHÍ HÒA TRẤN YỂM SÀI GÒN

Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, mà người dân vẫn thường gọi là khám Chí Hòa. Toàn bộ khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ những năm 1943. Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt.

Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly. Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông. Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.

Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm. Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị.
 
Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về Khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.

Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ. Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử.

Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được. Người ta xem Khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi trong lịch sử Khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công.

Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm. Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào Khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng.

Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được. Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng.

Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát. Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không chứng thực được. Nhưng cũng phải thừa nhận, Khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian.

--------

Chu Văn An



Không có nhận xét nào