MỸ SẼ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC. - Dương Hoài Linh Không phải Mỹ mà chính Trung Quốc đã khơi mào cuộc chiến tra...
MỸ SẼ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC.
- Dương Hoài Linh
Không phải Mỹ mà chính Trung Quốc đã khơi mào cuộc chiến tranh thương mại trước trong nhiều thập kỷ qua khi cố ý hạ thấp giá hàng hóa sản xuất bằng chính sách hổ trợ xuất khẩu,ăn cắp sở hữu trí tuệ và bài binh bố trận để ngăn chặn các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh tại Trung Quốc.
Nếu cuộc chiến thương mại leo thang, bên tổn thất lớn hơn có thể là Trung Quốc. Trước hết, xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% xuất khẩu của quốc gia này. Giá trị gia tăng từ xuất khẩu sang Mỹ chiếm 3% GDP của Trung Quốc. Mặc dù nhiều công ty Mỹ đang đầu tư ở Trung Quốc nhưng nếu các căng thẳng thương mại không được giải quyết, Trung Quốc sẽ chịu tác động kinh tế trực tiếp lớn hơn Mỹ.
Một hệ quả khác khiến Trung Quốc lo lắng hơn là việc EU, Mỹ và Nhật Bản có thể liên kết với nhau thành một trận tuyến trong cuộc chiến này và đó là tổn thất lớn tới mức Trung Quốc không thể trả nổi. Rõ ràng, không chỉ doanh nghiệp Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu đã lên tiếng bày tỏ sự bất bình về việc môi trường kinh doanh tại Trung Quốc ngày càng khó khăn liên quan đến việc vi phạm sở hữu trí tuệ, bị buộc chuyển giao công nghệ hoặc các ưu đãi công khai quá mức của Chính phủ Trung Quốc dành cho doanh nghiệp bản địa.
Nếu các bất đồng thương mại và vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ chậm được giải quyết, Trung Quốc sẽ tiếp tục không được Mỹ và EU công nhận là nền kinh tế thị trường. Điều này là bất lợi lớn đối với Trung Quốc.
Cuối cùng, cánh cửa đầu tư vào thị trường Mỹ của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Đối với Mỹ, dân Mỹ có thể phải trả nhiều tiền hơn để mua các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc ở Walmart như đồ điện gia dụng và đồ dùng sinh hoạt nhưng Mỹ cũng có thể nhận về các công việc kỷ thuật cao khác.Và doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển sang các nước thứ ba với nhân công giá rẻ khác.
Trong cuộc chiến thương mại này Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn Mỹ bởi vì Trung Quốc có nhiều giá trị thặng dư hơn. Bên nào bán nhiều hơn cho bên kia thì họ sẽ thiệt hại nhiều hơn. Khi cán cân chênh lệch là 375 tỷ USD, thì chắc chắn là Mỹ sẽ làm cho khoảng cách này rút ngắn lại chứ không thể tăng lên. Khi khoảng cách này rút ngắn lại thì xuất siêu mà Trung Quốc thu từ Mỹ sẽ giảm đi dẫn đến GDP của Trung Quốc không còn tăng trưởng như trước.
Một trong những lý do khiến dân Trung Quốc vẫn còn chịu cho đảng CS Trung Quốc đè đầu chính là tăng trưởng kinh tế. Khi mức tăng trưởng chậm lại nhất định sẽ tạo ra thất nghiệp và sự đổ vỡ của thị trường vốn và bất động sản.
Do đó cuộc chiến tranh này sẽ tạo ra bất ổn trong lòng xã hội Trung Quốc vốn từ lâu đã âm ỉ đầy rẫy bất công và tham nhũng. Nếu như nạn thất nghiệp gia tăng bởi các công ty như Apple của Mỹ bị áp thuế và hàng hóa lâm vào khủng hoảng thừa vì không thể xuất khẩu thì những quả bom nổ chậm trong lòng xã hội Trung Quốc như : cướp đất, đàn áp Pháp Luân Công, Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, nạn đối xử với cựu chiến binh, nợ máu với phong trào sinh viên trong vụ Thiên An Môn... sẽ được nạn thất nghiệp của công nhân và nông dân kích hoạt để tạo thành một phong trào xuống đường đủ mọi thành phần trên lãnh thổ quốc gia đông dân này nhằm tìm một thể chế chính trị thích hợp hơn cho hạnh phúc của họ.
Và có thể ngày ấy sẽ bắt đầu bằng những phát súng lệnh của Trump hôm nay.
Không có nhận xét nào