Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG THÀNH CÔNG VANG DỘI TRÊN THẾ GIỚI - CÁCH MẠNG NHUNG VÀ CÁCH MẠNG HOA NHÀI

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG THÀNH CÔNG VANG DỘI TRÊN THẾ GIỚI - CÁCH MẠNG NHUNG VÀ CÁCH MẠNG HOA NHÀI Cách Mạng Nhung (tiếng Séc: Same...

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG THÀNH CÔNG VANG DỘI TRÊN THẾ GIỚI - CÁCH MẠNG NHUNG VÀ CÁCH MẠNG HOA NHÀI

Cách Mạng Nhung (tiếng Séc: Sametová revoluce; tiếng Slovak: Nežná revolúcia) là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16/11/1989 - 29/12/1989 và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã kéo dài 41 năm tại nước này. 
Sự kiện này nằm trong chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại khắp các nước Đông Âu khác trong năm 1989.



Ngày 17/11/1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hòa bình của sinh viên thủ đô Praha kỷ niệm 50 năm Ngày Sinh Viên Quốc Tế. 

Bắt đầu từ ngày 19/11/1989, hàng loạt những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20/11/1989, số lượng người tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên đến nửa triệu người. Ngày 27/11/1989, một cuộc đình công phản đối đồng loạt trên toàn quốc đã diễn ra trong hai giờ đồng hồ.

Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại hầu khắp các nước Đông Âu khác cũng như sức ép của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, vào ngày 28/11/1989, Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ một đảng duy nhất nắm quyền. 

Vào đầu tháng 12, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10/12/1989 chủ tịch nước Gustav Husak đã chỉ định một chính phủ phần lớn không phải là cộng sản rồi sau đó từ chức. 

Alexander Ducek, người từng lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Praha trước đây được cử làm phát ngôn viên của chính phủ nước Cộng Hòa Tiệp Khắc, vào ngày 28/12/1989 Vaclav Havel được bầu làm tổng thống mới của Tiệp Khắc.

Cách mạng Tunisia còn gọi là Cách Mạng Hoa Nhài (Jasmine revolution), gồm những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Tunisia, trong đó người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia. 

Các cuộc biểu tình, đình công và bạo loạn được báo cáo đã bắt đầu trong vấn đề thất nghiệp, giá cả thực phẩm tăng, chính quyền tham nhũng, tự do ngôn luận và mức sống của người dân thấp. Các cuộc biểu tình lên tới đỉnh điểm bằng sự lật đổ tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, người đã từ bỏ chức tổng thống và bỏ chạy khỏi Tunisia ngày 14/1/2011 sau 23 năm cầm quyền.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 12/2010 khi Mohamed Bouazizi đã tự thiêu sau khi cảnh sát tịch thu hàng sản xuất của mình. 

Các cuộc biểu tình tạo nên một làn sóng mạnh mẽ nhất của tình trạng bất ổn xã hội và chính trị ở Tunisia trong ba thập kỷ qua và đã có một số người bị thương và tử vong. Sau khi Ben Ali bỏ chạy, một cuộc bầu cử mới được kêu gọi thực hiện trong vòng 60 ngày. 

Các cuộc biểu tình cũng được gọi là Cách Mạng Jasmine (Cách Mạng Hoa Nhài) trên các phương tiện truyền thông phương Tây trong việc giữ với các thuật ngữ địa chính trị của cuộc "cách mạng sắc màu". Sau khi kết thúc cuộc biểu tình, theo thống kê có khoảng 219 người bị tử vong. 

Chỉ trong thời gian ngắn, chưa tới hai tháng biểu tình cho cuộc Cách Mạng Nhung và chưa đầy một tháng cho cuộc Cách Mạng Hoa Nhài, hai cuộc cách mạng đã thu được kết quả thành công vang dội, nguyên nhân nào đã tạo nên thành công đó? Chỉ có thể là chế độ độc tài làm cho nhân dân quá căm phẫn, sự căm phẫn tích tụ trong một thời gian dài suốt hàng chục năm và một khi nó tức nước vỡ bờ thì trở thành sóng cuộn đẩy phăng mọi rào cản của sợ hãi và cơn ác mộng của chủ nghĩa xã hội. 
Ngoài ra nó còn cho thấy các cuộc biểu tình có chiến lược, có sự kết hợp nhất quán và có sự lãnh đạo của phong trào đấu tranh, không phải tự nhiên mà thành công đã diễn ra một cách dễ dàng như mô tả trên văn tự. Thắng lợi có được phải đổi bằng máu và nước mắt của nhân dân các nước này trong hàng mấy chục năm chịu đựng sự độc tài, bóp nghẹt đời sống dân chủ. 

Từ hai cuộc cách mạng trên và cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu năm 1989 cho thấy sự đấu tranh bất bạo động để thay đổi một chính quyền độc tài là phương pháp chiến lược hoàn toàn khả thi và thực hiện được trong một bối cảnh tương tự như nước ta hiện nay. 
Đấu tranh bất bạo động quan trọng nhất là sự đồng lòng của nhân dân, họ phải thấy được sự bất công, thấy được nguy cơ mất nước đang rình rập bởi ngoại bang mà đoàn kết đứng lên tranh đấu cho một sự thay đổi mới. 

Tôn Tử, một chiến lược gia của nước Ngô cuối thời Xuân Thu, có tài "dùng binh như thần". Trong Binh Pháp Tôn Tử, ở Thiên 03: Mưu công, Tôn Tử nói:

"Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. 

Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. 

Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc đánh thành. 

Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn".
 
Đại ý trên cho thấy Tôn Tử, một binh gia thời Xuân Thu của Trung Quốc ngày xưa, một người đầy mưu mô cũng đã đề cao phương pháp đấu tranh bất bạo động lên hàng đầu, cho dù là trong tay đã nắm được quân đội và tài lực. 
Cho dù là khác biệt về không gian, về thời gian và tư tưởng dùng binh nhưng về chiến lược thì thời nào cũng nhau mà thôi, phải hiểu rõ thời thế, "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" mà hành động. 
Huống chi hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, ngoài đấu tranh bất bạo động chúng ta khó có thể chọn chiến lược khác, vì chúng ta không có quân đội và tài lực, chúng ta chỉ có nhân dân làm gốc, chỉ có ý chí đấu tranh khuất phục cường quyền, nhưng khó khăn không phải là không thực hiện được. 

Một quy luật khách quan, đó là một thể chế lãnh đạo một quốc gia không bao giờ có thể tồn tại mãi mãi, thế giới theo quy luật vận động và phát triển, tư duy con người ngày càng văn minh hơn, chính vì thế quyền đòi hỏi nhân quyền cũng quyết liệt hơn. Cho nên, một thể chế độc tài đương nhiên sẽ bị thay thế nhanh hơn một thể chế dân chủ, chỉ là nhanh hay chậm là ở nguyên nhân nào? Thời điểm nào? Hoàn cảnh nào thúc đẩy và lòng người mong muốn hay không? Chờ đợi cho nó từ từ xảy ra một cách thụ động hay chủ động là do chúng ta quyết định. 

Chúng ta đang cần lòng dân và những thao lược gia có tầm nhìn chiến lược đề ra phương án hành động thiết thực chứ không phải đơn thuần là những người giỏi chính trị trên lý thuyết nhưng chưa phải là một "Binh Gia", một khi biết kết nối, sử dụng mọi lợi thế đang có một cách hiệu quả thì kết quả sẽ khả quan. 

Ngày 17/6/2018, để phản đối hành động bắt bớ đánh đập vô cớ người biểu tình vô cớ của CS, người dân đã cài những bông hoa hồng đỏ thắm lên những rào kẽm gai, một hình ảnh gợi cho tôi quá nhiều ý nghĩa. Hình ảnh đó đã thật sự bỉ mặt cộng sản; một hành động đẹp, ôn nhu dùng để đối kháng với cường quyền, tuy ôn nhu nhưng đầy "gai góc", gai hoa hồng sẽ lấn át và xoá bỏ sự tàn độc của "rào kẽm cộng sản", sẽ có ngày một cuộc "Cách Mạng Hoa Hồng" đỏ thắm làm chấn động năm châu sẽ xảy ra ở Việt Nam. 

Hy vọng lắm thay! 

July 8, 2018.









Không có nhận xét nào