Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TOÀ ÁN ĐỨC CÓ VI PHẠM QUYỀN ĐƯỢC TẠI NGOẠI CỦA NGHI PHẠM NGUYỄN HẢI LONG?

TOÀ ÁN ĐỨC CÓ VI PHẠM QUYỀN ĐƯỢC TẠI NGOẠI CỦA NGHI PHẠM NGUYỄN HẢI LONG? Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 4/7 đã bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tr...

TOÀ ÁN ĐỨC CÓ VI PHẠM QUYỀN ĐƯỢC TẠI NGOẠI CỦA NGHI PHẠM NGUYỄN HẢI LONG?

Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 4/7 đã bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tra của nghi phạm Nguyễn Hải Long tham gia vào vụ án 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', tôi xin đưa ra quan điểm về vụ việc này như sau:

1. Toà Thượng thẩm Berlin lo ngại nghi phạm có thể bỏ trốn nếu được cho tại ngoại vì nghi phạm có quốc tịch Việt Nam, dễ dàng tìm được nơi ẩn náu an toàn tại Việt Nam để thoát khỏi việc xét xử tại Đức, là mối lo ngại thể hiện  cho hành vi phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc tịch. 

Chỉ thuần tuý việc nghi phạm là người nước ngoài là không đủ cơ sở để khước từ quyền được tại ngoại xét xử của nghi phạm. Tước bỏ quyền được tại ngoại trong trường hợp này rõ ràng toà án Đức đang tạo nên sự phân biệt đối xử trong việc thụ hưởng quyền con người giữa công dân quốc gia và người ngoại quốc.

2. Việc Toà Thượng thẩm Berlin dẫn chiếu đến một đồng phạm của ông Nguyễn Hải Long là Đào Quốc Oai đã bỏ trốn về Việt Nam trước khi vụ án được khởi tố tại Đức, để khước từ sự tại ngoại hầu tra của ông Long là sự đánh giá  sai bản chất mối liên hệ vụ việc. Dù 2 người có thể là đồng phạm trong một vụ việc, nhưng người này không thể bị trừng phạt hay bị liên đới trách nhiệm về hành vi khác sau đó của người kia. Dẫn chiếu một đồng phạm đã bỏ trốn trước khi khởi tố vụ án để cho rằng nghi phạm chính cũng có thể bỏ trốn nếu cho tại ngoại chỉ là một sự suy diễn. 

3. Toà án Berlin viện dẫn đến tình tiết con gái ông Oai và nhiều nhân vật khác bị nghi ngờ người có dính líu đến vụ bắt cóc đã đến toà theo dõi các phiên xử trước đây nhưng không hợp tác với Toà khi bất ngờ bị Toà gọi lên thẩm vấn, để chứng minh cho mối lo ngại về khả năng ông Long sẽ được giúp sức khi muốn chạy trốn, là hoàn toàn thiếu thuyết phục. Không thể lấy quyền theo dõi phiên toà tại một phiên xử công khai,hay sự quan tâm đến phiên xử của người có thể hỗ trợ cho nghi phạm, làm một tình tiết để chống lại nghi phạm. 

Việc Toà Thượng thẩm Berlin sử dụng đến tình tiết “quan tâm, theo dõi phiên toà” của những người có thể hỗ trợ cho nghi phạm bỏ trốn là cơ sở để củng cố thêm lập luận khước từ cho nghi phạm được tại ngoại rõ ràng là luận cứ mơ hồ, và mang dấu hiệu vi phạm đến quyền theo dõi phiên toà xét xử công khai.

4. Nhắc lại quan điểm của Uỷ ban Nhân quyền, việc tạm giam để xét xử không phải là nguyên tắc mà chỉ nên là ngoại lệ. Việc nghi phạm được tại ngoại trong khi xét xử cần được cho phép, trừ trường hợp tồn tại khả năng nghi phạm sẽ hủy hoại chứng cứ hay bỏ trốn. Toà án cần phải chứng minh mối lo ngại về tồn tại khả năng này là có cơ sở vững chắc rõ ràng và thật sự thuyết phục khi quyết định khước từ quyền được tại ngoại hầu tra.
—-
Xem bài tường thuật về phiên xử từ chối cho nghi phạm Nguyễn Hải Long được tại ngoại 
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44711140




Không có nhận xét nào