TRUMP LÀ MỘT TỔNG THỐNG QUÁ MAY MẮN . Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (tiếng Anh: Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt SCOTUS hay USSC...
TRUMP LÀ MỘT TỔNG THỐNG QUÁ MAY MẮN .
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (tiếng Anh: Supreme Court of the United States, đôi khi viết tắt SCOTUS hay USSC) là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến).
Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, Tòa án tối cao là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán tòa tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để làm Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).
Bổ nhiệm thẩm phán cho toà tối cao là một quy trình mang nhiều yếu tố chính trị và luôn luôn gây tranh cãi. Hiện nay có chín vị trí trong tòa, con số này đã được xác lập từ năm 1869, dù nó có thể bị thay đổi bởi Quốc hội. Tiến trình bổ nhiệm bắt đầu khi một thẩm phán qua đời, từ chức, về hưu hay bị bãi nhiệm vì bị luận tội và bị kết án (điều này chưa bao giờ xảy ra). Tính trung bình cứ hai năm thì có một chỗ khuyết, nhưng không phải luôn luôn như vậy.
Một ứng viên được tổng thống đề cử phải được phê chuẩn bởi đa số phiếu tại Thượng viện, dù quy trình này có thể bị ngăn cản. FBI sẽ kiểm tra nhân thân của ứng viên. Cùng với các nhân chứng, ứng cử viên phải ra trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để trả lời những câu hỏi như "Quan điểm của ông (bà) về vụ án Roe chống Wade?" hoặc về hôn nhân đồng tính... Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định đề cử người này hay không, sau đó sự việc được chuyển sang Thượng viện. Ban thường trực về tư pháp liên bang của Hội luật sư Hoa Kỳ sẽ thẩm định phẩm chất của ứng viên như tính liêm khiết, năng lực chuyên môn, tính cách của một thẩm phán... Ban này, gồm 15 thẩm phán liên bang (không có thẩm phán toà tối cao), sẽ đưa ra một bản thẩm định – "rất tốt", "tốt" và "không tốt". Đời tư các ứng viên thường bị xét nét đến từng chi tiết.
Quyết định về hưu của Thẩm phán Kennedy, người có lá phiếu quyết định tại Tối cao Pháp viện, trao cho ông Trump một cơ hội hiếm có để chỉ định thêm một vị thẩm phán thứ nhì vào tòa án cao nhất Hoa Kỳ.
Tháng 1/2017, ông Trump đề cử Thẩm phán Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện. Tổng thống tuần trước nói ông đang tìm một thẩm phán có những ưu điểm tương tự như ông Gorsuch, người được ông ca ngợi là một thẩm phán “xuất sắc” cho chức vị ở Tối cao Pháp viện.
Điều quan trọng nhất một Tổng thống là bổ nhiệm người xứng đáng vào Tòa án Tối cao và đây là một vinh dự lớn lao mà không phải tổng thống Mỹ đương nhiệm nào cũng có.Bổ nhiệm Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện được coi là chiến thắng chính trị lớn nhất của Tổng thống Donald Trump trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên, đồng thời giúp khôi phục thế áp đảo (5/4 ghế) của phe Cộng hòa tại Tòa án Tối cao.Nhưng không ngờ chỉ hơn một năm sau Trump đã có cơ hội lần thứ hai. Và có thể có cơ hội lần thứ ba khi trong 8 vị thẩm phán có 2 người đã 85 và 78 tuổi.
Với cơ chế làm việc trọn đời việc bổ nhiệm một thẩm phán có thể làm cán cân đối lập giữa 2 đảng dân chủ và cộng hòa nghiêng về một bên. Không thể ngờ là Trump lại thực hiện cơ hội đó đến 2 lần. Điều mà các đời tổng thống của đảng dân chủ trước đây vẫn mơ mà không có.
Trump quả là một tổng thống may mắn và hy vọng nước Mỹ cũng sẽ may mắn theo ông.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào