Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Viết Cho Những Ai Yêu Dalat

Viết Cho Những Ai Yêu Dalat Nhân chuyện  Phúc niễng lên Dalat ngày hôm qua phán ''Dalat là tiểu Paris của Châu Á''. Chi Mai ...

Viết Cho Những Ai Yêu Dalat

Nhân chuyện  Phúc niễng lên Dalat ngày hôm qua phán ''Dalat là tiểu Paris của Châu Á''. Chi Mai bình luận cho mà nghe, Dalat bây giờ chán lắm, nên ai từng lên cách đây 15 năm về trước và bây giờ thì chỉ ngán ngẫm, lên 1 lần chẳng muốn lên lần thứ 2. Nhưng đó là cảm nhận của mỗi người. Cái Chi Mai sắp nói ra là sự thật, mà những ai YÊU và có tình cảm đặc biệt cho Dalat thì nên đọc.



Những ai đi bộ lang thang xế chiều con đường quanh hồ XH, hoặc buổi tối đi dạo ở những con đường đêm Dalat đều lấy làm tiếc vì tất cả chẳng còn lại gì. Cộng Sản sau khi chiếm được Miền Nam đã tháo gỡ tuyến đường răng cưa này và  đem bán các đầu máy hơi nước. Lịch sử đen tối và bi thương này diễn ra từng ngày trong thầm lặng khiến ai biết đến đều không khỏi căm phẫn và chua xót.

Nhưng trước hết xin nói tới nỗ lực phá hoại những chuyến tàu đi lên Phố Núi Ðà Lạt do Việt Cộng liên tục thực hiện. Nhà báo Phan Ba viết trên Văn Việt như sau: Ðược biết do địa hình phức tạp, người Pháp đã phải cần đến 25 năm để xây dựng tuyến đường sắt răng cưa đặc biệt từ Phan Rang lên đến Ðà Lạt, tiêu tốn mất 200 triệu đồng franc Pháp. Thế nhưng sau năm 1954, tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này nhiều lần đã là mục tiêu tấn công của MTGP. Việt Cộng đã đặt mìn tự nổ khi tàu chạy ngang qua chừng tám lần. Qua phá hoại, một chiếc đầu tàu đã trật đường ray, trong một lần khác, mìn nổ đã tạo ra một hố to cho tới mức đầu tàu đã sụp vào trong hố đó và không chạy được nữa.

   Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chặn lại đoàn tàu chở hàng trên đoạn Ða Thọ (Le Bosquet) và Cầu Ðất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó đã bị cũng nhóm bốn người  hôm trước chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội VNCH tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Ðà Lạt.

   Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Ðà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã chạy trên một quả mìn có sức nổ mạnh cho tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị phỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.

Ðầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Ðất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.

Ở trên ta có gọi tuyến đường sắt răng cưa đi lên Ðà Lạt là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: một của Việt Nam và một của Thụy Sĩ. Con đường của Việt Nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ (VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes).

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang – Ðà Lạt khởi sự xây vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.

Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữa các thành phố biển Miền Trung với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm Viên. Nhưng vì “chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động.

Sau khi “giải phóng miền Nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Ðường sắt Việt Nam đã cho tháo ray và tà vẹt nói là để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch (cả cây cầu đường sắt D’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại Mát.

  Câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây. Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Ðường sắt VN đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thụy Sĩ 7 đầu máy hơi nước + một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650,000 USD. Người ta gọi đây là chiến dịch “Back To Switzerland”. Chiến dịch kết thúc, những người Thụy sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB! (60 USD/vé). Trong khi đó ở VN, tại ga Ðà Lạt, chỉ còn lại một đầu máy hơi nước để phơi nắng mưa cùng tháng năm và là chỗ để cho thiên hạ thoải mái leo trèo lên để chụp hình kỷ niệm. Trong khi đó mấy toa tàu hạng bét được kéo bằng đầu máy chạy điện, ngày ngày lọc xọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ Dalat đi Trại Mát.

Nhưng đây lại là một sự lừa bịp của nhà cầm quyền CS. Sau khi bán 7 đầu máy hơi nước leo núi quý giá cho Thụy Sĩ, đường sắt VN đã thế vào đó một đầu máy mua từ Trung Quốc có nguồn gốc ở Nhật Bản. Việc làm mập mờ này khiến bao người lầm tưởng là ÐSVN vẫn giữ lại được một đầu máy leo núi của Thụy Sĩ (theo Nguyễn Bảo Châu).

Thế là hết, không còn gì. Chi Mai sau khi đọc bài nhiều người viết về DL thời VIỆT NAM CỘNG HÒA đã ngậm ngùi nói rằng “Tất cả những dấu vết nên thơ của VN dần dà bị biến dạng rồi biến mất. Con người cũng không còn là con người với tâm hồn thuần Việt.” Quả đúng như thế. Vừa ngu dốt vừa tham lam, nhà cầm quyền CS đã phá hủy gần hết cảnh quan thơ mộng của Ðà Lạt. Cũng như đốn hạ những hàng cây xanh trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội. Trong khi đó, phi trường Tân Sơn Nhất lâm vào cảnh bế tắc, không mở rộng phát triển được là do đâu, nếu chẳng phải những đơn vị quân đội CS đã chiếm đất làm của riêng? Hỏi lòng nào không xót thương, tiếc nuối. Vậy người ơi xin đọc bài ai điếu cho ga Ðà Lạt và những đường tàu răng cưa huyền thoại ngày nào.

hình ảnh: Đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt – nguồn didalat.com




Không có nhận xét nào