Ngày 21/08/2018, nhật báo thể thao lớn nhất Thái Lan là Siam Sport đã có bài viết về việc vi phạm bản quyền ASIAD 18 ở Việt Nam. Bài báo tố ...
Ngày 21/08/2018, nhật báo thể thao lớn nhất Thái Lan là Siam Sport đã có bài viết về việc vi phạm bản quyền ASIAD 18 ở Việt Nam. Bài báo tố cáo nạn xem lậu một cách phổ biến và công khai chương trình truyền hình trực tiếp các cuộc thi đấu tại Á vận hội - ASIAD 18 tổ chức tại Indonexia. Theo đó, chương trình truyền hình được chuyển tiếp trái phép trên các kênh trên Youtube và mạng xã hội tràn lan tại Việt Nam. Thậm chí còn được phát trái phép tại các tụ điểm công cộng.
Bài viết còn cho biết, các kênh TV được sử dụng để chiếu "lậu" đa số lấy từ chương trình phát sóng từ các kênh truyền hình của Thái Lan, và các kênh trực tuyến đó đã không hề xin phép mà tự ý phát lại kênh của họ. Thậm chí họ còn đặt câu hỏi, vì sao các hãng truyền hình của Thái Lan phải bỏ tiền ra để phục vụ cho khán giả người Việt “xem free”. Đáng xấu hổ khi, báo Siam Sport đặt câu hỏi rằng, không biết lý do vì sao Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam không mua bản quyền truyền hình của Ban tổ chức, mà đã để xảy ra tình trạng người hâm mộ phải “xem trộm” các kênh TV của Thái Lan? Đồng thời họ khuyến cáo các kênh TV quốc tế phải bảo vệ bản quyền và yêu cầu phía Việt Nam phải có biện pháp chấm dứt việc xem "lậu" ASIAD 18.
Qua tìm hiểu thì khi đó mới biết, trong những ngày vừa qua ở Việt Nam người ta không xem được vì VTV không mua bản quyền truyền hình. Việc này đã khiến người ta còn nhớ, hơn 3 tháng trước đây tại giải bóng đá thế giới World Cup 2018 tổ chức tại Nga, thì Việt Nam là nước cuối cùng mua bản quyền bóng đá của Ban tổ chức. Song vẫn là VTV.
Kể cũng lạ, việc kinh doanh truyền hình là một ngành kinh doanh có lợi nhuận rất lớn. Với những nhà kinh doanh truyền hình thì lâu nay, họ vẫn đổi quảng cáo lấy tiền và dùng tiền thu đó để mua bản quyền truyền hình, ngoài ra còn có lại rất lớn. Hơn nữa Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, cũng như Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV là những công cụ tuyên truyền đắc lực của đảng cầm quyền, trong điều kiện Nhà nước vẫn nắm giữ độc quyền về truyền thông. Tầm quan trọng của VTV hay VOV ngang hàng với báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, mà bằng chứng là các Tổng Giám đốc của 2 cơ quan truyền thông này đều là Ủy viên TW đảng. Nhất là trong một nhà nước Xã hội chủ nghĩa như danh xưng thì, việc đáp ứng những nhu cầu về văn hoá, giải trí của đông đảo nhân dân hoàn toàn phải thuộc về trách nhiệm của nhà nước. Theo Nghị định 02/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì, VTV phải thực hiện chức năng đã quy định là, “Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác”.
Dù rằng quốc hiệu là Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, song vì có nền nền kinh tế nửa Dơi, nửa Chuột, Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ nghĩa. Theo Báo Tuổi Trẻ ngày 20/8 đã đưa tin, VTV đã phải thanh minh lý do của sự cố hy hữu này. Theo đó VTV cho biết giá bản quyền do nhà cung cấp đưa ra đối với Việt Nam lúc đầu là 3 triệu đô, sau thương lượng đã giảm xuống còn 1,8-2 triệu đô (khoảng 48 tỷ VND). Song VTV đã từ chối vì giá vẫn đắt, VTV lý giải lý do vì là đơn vị tự chủ tài chính nên phải cân nhắc lời lỗ, sẽ không mua nếu quá đắt sau khi cân đối tài chính.
Thực ra với chủ trương xã hội hóa, VTV từ trước đến nay đã từng huy động tiền tài trợ từ các mạnh thường quân, để mua bản quyền các giải đấu thể thao lớn nhằm phục vụ khán giả trong cả nước. Cụ thể gần đây nhất, tại giải bóng đá thế giới World Cup 2018 VTV đã có VinGroup và Viettel tài trợ để mua bản quyền truyền hình, nhưng ASIAD 18 thì không?
Nói như nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TH Việt Nam thì, "Uy tín của một cơ quan truyền thông lớn phụ thuộc ngày càng nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu về văn hoá, giải trí của số đông nhân dân. Không nên xếp nó vào loại nhu cầu hạng hai. Làm như thế sẽ phải trả giá rất đắt về uy tín thương hiệu."
Dư luận xã hội đã đặt câu hỏi rằng, với chức năng độc quyền của VTV phải chăng họ đã quá coi thường nhu cầu của người dân, mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận? Nói nặng hơn là VTV họ đã khinh nhân dân. Vậy tại sao trước đây ít lâu, Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh lại mơ mộng Dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới để làm gì? Điều lạ lùng là Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, ông chủ cũ của Viettel cũng im lặng mà không hề có ý kiến trên truyền thông báo chí.
Người ta cho rằng, nếu VTV thật sự có tâm, có ý thức phụng sự nhân dân cũng như hiểu rõ vai trò của mình, hiểu sứ mệnh cũng như trách nhiệm của mình thì, chắc chắn VTV sẽ không từ chối mua bản quyền truyền hình với lý do bảo vệ lợi nhuận. Và VTV thừa khả năng báo cáo Chính phủ, hay liên hệ với các tổ chức, các doanh nghiệp và những nhà hảo tâm để nhận được sự hỗ trợ.
Từ những thiếu sót nói trên, dư luận cho rằng, "Liệu ông Trần Bình Minh, Ủy viên TW đảng có xứng đáng là Tổng giám đốc VTV nữa hay không?"
Còn cựu Tổng Biên tập Báo Thanh niên Nguyễn Công Khế đã viết trên trang FB cá nhân của mình thì cho rằng, "Cho nên tạo sự độc quyền cho bất cứ ai, và xem họ duy nhất tốt và “nó” là của mình, thì luôn nhận quả đắng. Nhân sự việc này, Nhà nước nên xem xét nghiêm túc về sự tạo ra sự độc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước của mình. Bài học của những Vinashine, Vinalines... đã quá đủ.". Về cơ bản, ông Nguyễn Công Khế nói không sai song trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, thời đại 4.0 thì việc nhà nước độc quyền truyền thông chỉ là hành động điên rồ. Hiện tượng Xôi lạc TV đã cho thấy điều đó, và hầu như ai có chút kiến thức về công nghệ IT đều có thể tạo cho mình một kênh TV để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đáng ngạc nhiên là ngay sau khi áp lực xã hội tăng cao, thì VOV đã nhanh chóng hoàn tất việc mua bán bản quyền truyền hình này không mấy khó khăn, với sự tài trợ của Viettel và VinGroup. Trong vụ việc này, người ta đặt câu hỏi: vì sao VTV hay VOV đều là các cơ quan hàng đầu của bộ máy tryền thông nhà nước, nhưng 2 nhà tài trợ cũ của VTV không "hảo tâm" ngay từ đầu cho Trần Bình Minh, Tổng GĐ VTV mà phải chờ đến hồi gay cấn mới tài trợ cho Nguyễn Thế Kỷ, Tổng GĐ VOV? Và câu trả lời đã được hé lộ thông qua vụ việc VOV cắt tín hiệu chuyển tiếp của VTV trong trận đấu giữa đội tuyển Olimpic Việt Nam và đội tuyển Olimpic Barain vào tối ngày 23/8 khi kết thúc hiệp 1 của trận đấu. Nghĩa là có những thế lực chính trị trong nội bộ đảng, đã cố ý dùng Nguyễn Thế Kỷ "đánh" nhằm hạ uy tín của Trần Bình Minh hòng tước cái ghế Tổng Giám đốc VTV. Người trực tiếp làm điều đó không ai khác là quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, ông chủ cũ của nhà tài trợ Viettel.
Qua đó cho thấy, quan chức nhà Sản bây giờ coi dân như cỏ rác, họ chẳng hề đếm xỉa những nhu cầu, những mong muốn của người dân vốn là những người đóng thuế để nuôi cái bộ máy cai trị của họ. Một mặt họ luôn nói rằng, họ là đầy tớ của nhân dân nhưng trên thực tế họ còn quá các ông quan phụ mẫu thời phong kiến. Thực chất, họ tự cho mình cái quyền là cha, là mẹ dân.
(
Mấy tháng trước VTV cũng bị lâm vào tình trạng bấp bênh việc mua bản quyền WC, nhưng rồi đâu cũng vào đó, đến giờ chót thì Vượng với Hùng cũng bỏ tiền giúp VTV mua được bản quyền phát sóng.
Tổng giá trị hợp đồng là 15 triệu usd, Vượng bỏ 5 triệu và thêm 1 triệu mua quảng cáo giữa các trận đấu giúp cho VTV có thêm nguồn thu. Hùng thiếu tướng là người của nhà nước , nên Hùng với Trần Bình Minh lấy tiền nhà nước chia nhau số còn lại , không tiết lộ.
Bây giờ đến bản quyền Asiad , VTV lặp lại khó khăn không mua được vì thiếu tiền, mua bị lỗ.
Ý kiến quần chúng nhân dân thì cho rằng VTV phải có trách nhiệm mua, đây là nhiệm vụ chính trị abc gì đó.
Nhưng dân quên béng rằng nhiều quan chức lớn như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã vào tù vì thua lỗ. Thăng cũng chỉ nghĩ muốn PVC có việc làm, không muốn nhà thầu Trung Quốc nhảy vào, nên anh mạnh dạn tạm ứng tiền cho Trịnh Xuân Thanh làm. Thế là cả hai ra toà vì tội tạm ứng trước và tội không chọn đúng nhà thầu có năng lực.
Nhiệm vụ chính trị là một chuyện, tiền là một chuyện. Người ta có thể mất 5 tỷ USD đầu tư vào Venezuela mà không ai làm sao, lý do là nhiệm vụ chính trị quốc tế. Nhưng với một đất nước hàng ngàn km đường biển, chiến lược đóng tàu vươn ra biển là một quyết sách chính trị đúng đắn, giúp cho người ngư dân và ngành khai thác thuỷ hải sản phát triển, góp phần nâng cao đời sống và giữ chủ quyền, Tuy nhiên lỗ thì đòi kỷ luật như trường hợp Nguyễn Tấn Dũng.
VTV của Trần Bình Minh lần này không mua được bản quyền bóng đá Aisiad, nhưng qua hết vòng đấu loại thì Nguyễn Thế Kỷ của VOV lại mua được.
Người ta chửi Minh không giỏi, không có tâm bằng Kỳ.
Chả ai để ý rằng, tiền mà Kỷ mua bản quyền cũng từ Vượng Vincom và Viettel mà ra. Vẫn là 2 nhà tài trợ trước.
Vậy vấn đề không phải ở Kỷ hay Minh, vấn đề quyết định bỏ tiền của Vincom và Viettel, quyết định bỏ tiền cho ai mua thì người đó đứng ra mua.
Nhưng tại sao lần này Vincom, Viettel lại tài trợ cho Kỷ chứ không tài trợ cho Minh. Trong khi VTV mới là nơi phát truyền hình chính cả nước, còn VOV chỉ là đài tiếng nói. Chả lẽ Vincom, Viettel lọc lõi và cứng cựa như thế lại dại thế sao.?
Vấn đề tiếp chỉ là, hai anh bị ai đó chỉ đạo phải giúp Kỷ.
Phải chăng ai đó đã ngầm hạ lệnh Vượng Vincom và Viettel không được giúp VTV và phải giúp VOV. Nếu vậy kẻ đó chính là kẻ đã khiến cho việc mua bản quyền Aisad khó khăn, tạo ra vụ tai tiếng ầm ĩ để phục vụ chiêu trò chính trị.
Hãy nhìn những người lên tiếng miệt thị MInh và ca ngợi Kỷ là ai.?
Toàn là bọn trí thức có chung quan hệ với băng Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhóm truyền thông có ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam bây giờ. Bạn cứ quan sát sẽ thấy chúng cùng một băng đảng và có quan hệ với nhau chặt chẽ nhiều vụ.
Như Hoàng Hải Vân, tay chân của Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng. Có mấy ai biết rằng Thơ và Kỷ có hợp đồng nâng đỡ nhau, Thơ đã ký hợp đồng với Kỷ để lăng xê Đà Nẵng ,tức lăng xê băng đảng mà Thơ là một thành viên. Tất nhiên là người Quảng Nam thì vụ đánh đấm này không thể thiếu Nguyễn Công Khế, ông trùm maphia truyền thông xứ Quảng, Khế có quan hệ với một lũ trí thức, lũ này mỗi khi Khế có việc lại hùa theo để tác động dư luận cho Khế thêm sức mạnh.
Để cho dân chúng ủng hộ, không thể thiếu những tin bịa đặt khoét vào yếu tố bớt xén, tham nhũng. Bọn truyền thông Quảng Nam bịa ra chuyện VTV ngầm mặc cả nâng giá trên thực tế gấp 3 lần, bên đối tác bán không đồng ý. Chiêu trò này lập tức gây ấn tượng với nhiều người vì việc nâng giá là việc người ta dễ hình dung nhất. Chẳng ai tỉnh táo để đặt câu hỏi rằng
- Chả lẽ Vincom, Viettel thuộc diện quái kiệt lại ngu đến mức để VTV tự thương thảo rồi bao nhiêu tiền họ cứ thể bỏ ra.?
Cái nữa là việc nâng giá trắng trợn như thế, làm sao dám đem ra bàn bạc với đối tác nắm bản quyền truyền hình, việc như thế có dễ dàng dấu nhẹm đâu? Việc nguy cơ bị lộ rất cao , không thằng nào dại gì kiếm ở vụ như thế này cả.
Và cùng lúc khích động dân chúng căm thù Trần Bình Minh, không thể thiếu những lá đơn tố cáo tham nhũng, sai trái của Trần Bình Minh lên trên mạng.
Từ những điều trên, có thể rút ra Minh Chủ đất Quảng Nam là Nguyễn Xuân Phúc đang mưu đồ tiễn anh Trần Bình Minh ra khỏi xới VTV vì anh Minh không đúng ekip Phúc. Chiến dịch này được phát đông tổng thể trên mọi mặt trận.
Anh Kỷ là dạng tay chân, một mắt xích trong chiến dịch đánh Trần Bình Minh, có gì mà khen ngợi.
Chuyện sẽ hay nếu anh Trần Bình Minh ra tay chơi lại, nhưng không biết anh có được lòng các anh uỷ viên Bộ Chính Trị miền ngoài hay không nữa.?
Chỉ thấy khôi hài khi nhiều người hâm mộ thể thao Việt Nam, nhất là môn bóng đá xoen xoét như con vẹt rằng.
- Bóng đá không liên quan gì đến chính trị.)
Le Hoa tổng hợp
Không có nhận xét nào