Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BA LẦN LÀM ‘VUA’ CỦA BẢO ĐẠI

Thường người ta chỉ biết đến vai trò làm vua, rồi thoái vị của Bảo Đại. Vì SGK dạy thế thôi. Nhưng thực tế ông Đại làm nguyên thủ 3 lần với ...

Thường người ta chỉ biết đến vai trò làm vua, rồi thoái vị của Bảo Đại. Vì SGK dạy thế thôi. Nhưng thực tế ông Đại làm nguyên thủ 3 lần với các thể chế khác nhau.



Lần đầu, như thông lệ, ông nối ngôi cha là vua Khải Định vào năm 1926, nhưng chỉ thực sự nắm quyền 6 năm sau, sau khi học xong. Đó là chế độ quân chủ chuyên chế như các đời vua trước. Tuy ông có 1 số cải cách, thay 1 số nhân sự trẻ tuổi, kỹ trị, nhưng chỉ mang tính hình thức, bản chất chính quyền vẫn như cũ, là thể chế quân chủ chuyên chế, dưới sự bảo hộ của Pháp.

Lần 2, khi Nhật đảo chính Pháp, Đế quốc Việt Nam được thành lập. Vua Bảo Đại tự nguyện từ bỏ nhiều quyền hành pháp, chuyển sang cho Thủ tướng. Đế quốc VN là thể chế phôi thai kiểu quân chủ lập hiến, theo mô hình Nhật, nhưng chưa kịp có hiến pháp và quốc hội. Đây không còn là chế độ quân chủ chuyên chế nữa vì vua đâu còn quyền lực tuyệt đối, nên cũng không còn là chế độ phong kiến thông thường nữa. Vì thế mà sau này sách báo viết là "CM tháng 8 lật đổ chế độ phong kiến" là không chính xác về khoa học chính trị.

Sau khi thoái vị và làm cố vấn tối cao cho VM, Vĩnh Thụy lưu vong ở Hongkong. Pháp và VNDCCH không thể thương thuyết, dẫn tới chiến tranh Pháp - Việt, chính quyền VNDCCH rút lên chiến khu, bỏ trống bộ máy hành chính ở các đô thị.

Khi biết chắc là không thể đàm phán với CP VNDCCH, người Pháp và các phe nhóm quốc gia (không CS) đều muốn có 1 chính quyền thân Pháp và tập hợp được các phe nhóm không cộng sản để quản lý hành chính. Bảo Đại là giải pháp hợp lý nhất vì tính chính danh của ông. Cả người Pháp và phe QG đều sang Hongkong để vận động Bảo Đại về nước chấp chính. Sau 2 năm đàm phán để VN được toàn vẹn lãnh thổ (lấy lại Nam kỳ, về pháp lý vẫn thuộc Pháp), TT Pháp Auriol chấp thuận trả lại Nam Kỳ và Quốc gia VN được thành lập với Bảo Đại là QUỐC TRƯỞNG.

Xin lưu ý, giai đoạn này người ta gọi Bảo Đại là Quốc trưởng chứ không phải là vua. Từ này có lẽ được dùng lần đầu cho Hitler. Vì ông ta là người nắm cả chức Thủ tướng và thay thế vua nước Đức. Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền QGVN tương đối giống với Đế quốc VN, với thể chế quân chủ lập hiến phôi thai, chưa có quốc hội và hiến pháp nhưng hành pháp thuộc về Thủ tướng.

Năm 1954, khi trao chức Thủ tướng cho ông Ngô Đình Diệm, QGVN mới khá gần với quân chủ lập hiến, do Bảo Đại giao toàn bộ quyền hành pháp, quản lý quân đội, cảnh sát cho Thủ tướng. Các thủ tướng trước đó không được điều hành quân đội. Như vậy Bảo Đại đã gần giống 1 vị vua của nước quân chủ lập hiến.

Khác với các nước quân chủ lập hiến khác, vua buộc phải trao lại quyền lực cho quốc hội (lập pháp) và thủ tướng (hành pháp) do sức ép từ dưới lên. Ở đây, sức ép là không lớn, mà Bảo Đại đã tự nguyện chia sẻ quyền lực tức là cải cách từ trên xuống.

Lịch sử cho thấy khi 1 quốc gia tiến tới quân chủ lập hiến tức là đã dân chủ hoá. Trường hợp Đế quốc VN và QGVN là tương tự với nước Anh sau khi thành lập Viện Nguyên lão, vua chia sẻ quyền lực cho giới tinh hoa và tăng lữ trước khi Viện thứ dân (Quốc hội) được thành lập (dân chủ cho tầng lớp bình dân). Thực tế không có nước nào cần phải lật đổ chế độ quân chủ lập hiến để thành lập nền cộng hoà, vì thực tế quân chủ lập hiến là đã có dân chủ rồi, vua chỉ còn tính biểu tượng.

Thực tế, Đế quốc VN không có thù oán, nợ máu gì với VM. Nếu duy trì chế độ đó hoặc QGVN, thì nó cũng sẽ tiến tới nền DC như nước Anh hay Nhật. Rất tiếc là thực tế đã xảy ra theo hướng đào tận gốc trốc tận rễ.

Vua Bảo Đại thì được SGK khen là "yêu nước" sẵn sàng từ bỏ ngôi vua, còn Quốc trưởng Bảo Đại thì bị SGK lờ đi hoặc chửi PĐ!

Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào