Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ KHỞI KIỆN VỀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT

Căn cứ pháp lý để khởi kiện chương trình giáo dục Tiếng Việt Công nghệ lớp 1 đang được áp dụng trong hệ thống giáo dục hiện nay: Điều 5.3 Hi...

Căn cứ pháp lý để khởi kiện chương trình giáo dục Tiếng Việt Công nghệ lớp 1 đang được áp dụng trong hệ thống giáo dục hiện nay:



Điều 5.3 Hiến pháp 2013: Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.

Điều 7 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009): Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

Điều 18 Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14:
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
...
5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản.

Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 25/2011/TT-BTP về kỹ thuật trình bày văn bản của Bộ Tư pháp:
Điều 18: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; từ ngữ được sử dụng phải là từ ngữ phổ thông.
2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục; không sử dụng từ ngữ nước ngoài.
Trong trường hợp cần phải sử dụng từ ngữ nước ngoài do không có tiếng Việt thay thế, thì có thể sử dụng trực tiếp tiếng nước ngoài đó nếu là ngôn ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Điều 19. Sử dụng từ ngữ đúng chức năng
1. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết; cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.
2. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
3. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giảithích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiêntrong văn bản.
Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, cần quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.
Điều 20. Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa
1. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản.
2. Từ nghi vấn, các biện pháp tu từ không sử dụng trong văn bản.
3. Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản.

Căn cứ Quyết định số 240/QĐ của Bộ Giáo dục năm 1984:
Tại mục A, tiểu mục 1.b phần Nguyên tắc chung quy định:
A - NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Đối với những từ tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ, nên chọn giải pháp chuẩn hoá theo nguyên tắc chung sau đây:
b) Khi chuẩn chính tả đã được xác định, phải nghiêm túc tuân theo; tuy việc chuẩn hóa và thống nhất phát âm chưa đặt thành yêu cầu cao nhưng cũng nên dựa vào chuẩn chính tả mà phát âm.
Tại mục B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:
a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán).
Thí dụ: chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên)
đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên)
b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định.
Thí dụ: trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng)
c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức.
Thí dụ:  eo sèo và eo xèo; hoặc: sứ mạng và sứ mệnh.
Trong khi chờ đợi có từ điển chính tả, tạm dùng cuốn “Từ điển chính tả phổ thông” do Viện văn học xuất bản năm 1963.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

Luật Kế toán, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công chứng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bưu chính,...đều quy định ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt.

Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định:
Điều 5. Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.

Căn cứ Tiêu chuẩn quốc tế hoá tiếng Việt: tiêu chuẩn ISO 639-1 (mã hai chữ cái - vi) và tiêu chuẩn ISO 639-2 (mã ba chữ cái - vie).

Căn cứ Điều 29.3 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009)
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa;

Căn cứ Điều 3, Điều 8, Điều 28, Điều 37, Điều 119 Hiến Pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Căn cứ Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:
Điều 6. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.

Với tất cả các căn cứ pháp lý nêu trên, mọi công dân có quyền và nghĩa vụ khiếu nại, kiến nghị tới các cơ quan nhà nước về vấn đề bảo vệ chữ viết Tiếng Việt (là ngôn ngữ quốc gia) và bất cứ cá nhân, tổ chức nào có người thân đang là đối tượng của chính sách áp dụng sácGiáo dục công nghệ lớp 1 đều có quyền khởi kiện các cơ sở đào tạo đối với tiếng Việt cải cách này để yêu cầu bồi thường thiệt hại và huỷ bỏ việc áp dụng này trong hệ thống giáo dục hiện hành.

Lê Luân

Không có nhận xét nào