[FOREIGN AID FAILED - VÌ SAO VIỆN TRỢ QUỐC TẾ THẤT BẠI] Mỗi năm Mỹ chi $50 tỷ USD vào khoản Viện Trợ Quốc Tế (Foreign Aid), Úc chi $4 tỷ và ...
[FOREIGN AID FAILED - VÌ SAO VIỆN TRỢ QUỐC TẾ THẤT BẠI] Mỗi năm Mỹ chi $50 tỷ USD vào khoản Viện Trợ Quốc Tế (Foreign Aid), Úc chi $4 tỷ và Châu Âu chi tầm $60 tỷ. Chưa kể hàng chục tỷ đô được rót bởi các quốc gia khác. Nhưng nỗ lực xóa đói giảm nghèo thông qua viện trợ đã hoàn toàn thất bại hoặc có tác dụng rất ít. Phải đặt câu hỏi rằng nếu viện trợ từ thiện đem lại kết quả tốt thì tại sao số tiền ngày càng tăng mà không hề giảm?
Khi nói tới Viện Trợ thì đa số người sẽ nghĩ rằng đó là khoản tiền chính phủ chi vào các chương trình từ thiện để giúp các nước kém phát triển xóa đói giảm nghèo. Nhưng thực tế đây là một cái ngành như bao ngành khác. Ngành từ thiện (phi lợi nhuận) có quy mô theo ước tính tầm $46 tỷ, đó là chưa kể hàng trăm tỷ đô được chi tiêu bởi các chính phủ Phương Tây hàng năm. Đây là một lĩnh vực các lợi ích nhóm luôn muốn lấy.
Viện Trợ hoạt động như bao ngành khác. Đây là cơ chế hoạt động của nó. Giúp giải thích vì sao Viện Trợ Từ Thiện lại thất bại.
1. Các tổ chức từ thiện và các tổ chức viện trợ vận động chính phủ - Có phải tự nhiên các tổ chức từ thiện được tiền không? Đương nhiên là không. Tất cả đều là kết quả của nỗ lực vận động chính trị (lobby).
2. Các chính phủ (Mỹ, Úc, Âu) mỗi năm trích tiền từ ngân sách cho mục đích viện trợ.
3. Số tiền đi vào tay các lợi ích nhóm, chính quyền tham nhũng và các tổ chức từ thiện - Khi tiền được chi nó không chạy trực tiếp đến tay người nghèo mà phải thông qua nhiều lợi ích nhóm. Đứng đầu là cỗ máy chính quyền, các công ty hưởng lợi ích và rồi các tổ chức chương trình từ thiện.
4. Các tổ chức đó phải nuôi cỗ máy nhân sự và hành chính của mình - Khi nhận được tiền rồi họ phải chi trả cho cỗ máy nhân sự để hoạt động, chi phí quảng cáo và chi phí dụng cụ. Đây là cách các quan chức tham nhũng kiếm tiền từ việc buôn bán dịch vụ và hàng hóa. Về mặt chính trị thì đây là cách chính quyền hối lộ nhau.
5. Số tiền đến tay người nghèo rất ít - Khi tiền đã đến tay người nghèo thì nó là những chương trình từ thiện, các buổi trao quà. Nó diễn ra một thời gian rồi dẹp. Người nghèo sau đó vẫn tiếp tục nghèo.
Để hiểu sự vô lý của cái gọi là Foreign Aid thì hãy suy ngẫm về những điều sau:
1. Nước nhận tiền viện trợ nhiều nhất là Ai Cập với $5.5 tỷ mỗi năm, sau đó là Việt Nam với $5.2 tỷ mỗi năm. Đó là viện trợ chính phủ, còn tư nhân thì không tính.
2. Afghanistan có quy mô kinh tế $19 USD nhưng nhận tới 5.2 tỷ USD viện trợ, chiếm 27% GDP. Nếu cho mỗi người dân Afghanistan tiền mặt thì mỗi người đã thoát nghèo từ lâu.
3. Những nước Châu Phi nhận tiền viện trợ nhiều nhất luôn xếp hạng cao nhất về tham nhũng.
4. Có rất nhiều chi tiêu vô lý và không cần phải có trách nhiệm trực tiếp. Ví dụ, vào năm 2013, Anh Quốc đã chi $6 triệu cho dự án âm nhạc ở Ethiopia tên Spice Girls.
5. Các nước nhận tiền viện trợ vẫn mãi nghèo, mặc cho tiền viện trợ ngày càng tăng. Sao lại có nghịch lý như vậy?
Người nghèo sẽ mãi nghèo. Chỉ khi nào họ có cơ chế minh bạch để kinh doanh buôn bán, có tư hữu để bảo đảm tài sản, và có thị trường để trao đổi thì họ mới thoát nghèo. Viện Trợ không hiệu quả vì nó không phải là viện trợ, mà là chi trả để nuôi cỗ máy chính quyền tham nhũng và lợi ích nhóm.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào