[FRENCH COLONIALISM - VÌ SAO THUỘC ĐỊA PHÁP THẤT BẠI] Bài viết này xin trả lời câu hỏi: 'Vì sao các thuộc địa Pháp thường nghèo và kém p...
[FRENCH COLONIALISM - VÌ SAO THUỘC ĐỊA PHÁP THẤT BẠI] Bài viết này xin trả lời câu hỏi: 'Vì sao các thuộc địa Pháp thường nghèo và kém phát triển?' Từ Châu Phi cho tới Đông Dương, di sản của đế chế Pháp vẫn được thấy rõ rệt. Ở Châu Phi, gần một phần ba các quốc gia có tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức hoặc phụ. Ở Việt Nam, kiến trúc Pháp vẫn được trông thấy từ Sài Gòn cho tới Đà Lạt.
Trước tiên khi nhận xét về Đế Chế Pháp chúng ta phải có cái nhìn công bằng. Sự cai trị của Pháp đã thúc đẩy sự phát triển và để lại cấu trúc xã hội và kinh tế rất đậm. Nếu không có sự hiện diện của Pháp thì các quốc gia như Việt Nam hay Niger sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều. Nhưng có một điều không thể chối cãi rằng, hầu hết các quốc gia thuộc đế chế Pháp trước đây lại rơi vào hỗn loạn, nghèo đói và độc tài. Vậy Pháp đã cai trị bằng cách nào, họ đã làm gì sai?
1. TƯ DUY CAI TRỊ - Các thuộc địa Châu Âu có thể được chia ra làm hai phần: của Anh Quốc và còn lại. Đế Chế Anh thì phát triển dựa trên nguyên lý thị trường, quyền lực mềm và hợp tác song phương. Còn Đế Chế Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Bồ Đào Nha thì lại sử dụng phương pháp cai trị cổ điển thông qua bạo lực.
Khi Pháp xâm chiếm một quốc gia, họ coi đất nước đó là cái mỏ vàng để khai thác. Người dân của nước sở tại mất hết quyền và sự độc lập. Trong tư duy người Pháp, họ là người cai trị còn người dân thuộc địa là người bị cai trị.
2. QUYỀN LỰC TẬP TRUNG - Cũng như Đế Chế Tây Ban Nha, chính quyền Pháp hoạt động theo mô hình tập trung quyền lực. Thời Hoàng Đế thì ông ta nắm hết quyền lực, tất cả quan chức ở mọi nơi đều phải nghe theo. Đế chế Anh thì khác, họ chỉ coi Hoàng Đế/Nữ Hoàng là biểu tượng, còn quyền lực thì được phân chia từ Quốc Hội cho tới ban điều hành ở địa phương. Vì cai trị theo mô hình tập trung nên các thuộc địa không có mức độ tự do và tự chủ, điều này dẫn đến sự bất mãn của người dân địa phương và kém phát triển ở mặt kinh tế.
4. KINH TẾ THÂN THỘC - Khác với Đế Chế Anh, vốn phát triển dựa trên kinh tế thị trường, thị trường tài chính và tầng lớp thương gia độc lập, Đế Chế Pháp chỉ phát triển dưa trên mô hình thân tộc cấu kết. Hầu hết các doanh nghiệp đều là của nhà nước hoặc quan chức. Vì quản lý theo mô hình quyền lực tập trung cho nên mỗi quan chức địa phương là một vị vua nhỏ. Bất cứ ai muốn làm ăn cũng phải thông qua họ. Điều này tạo ra lợi ích nhóm và theo thời gian, chỉ họ mới phát triển còn tầng lớp địa phương thì không.
Anh Quốc thì nhờ triết lý thị trường của Adam Smith nên luôn tìm kiếm sự phát triển song phương với các thuộc địa. Pháp thì không có tư duy này. Trong mắt họ, cách làm giàu nhanh chóng là khai thác tài nguyên, bóc lột người dân rồi xuất khẩu kiếm tiền. Họ không có tư duy tái đầu tư và làm ăn lâu dài.
5. GIÁO DỤC VÀ TƯ DUY THIÊN TẢ - Đây có thể là điều bất ngờ. Giáo dục Pháp rất thiên tả, nhất là về mặt kinh tế và triết học. Chính trị Pháp cũng thiên tả không kém. Tư duy của họ là chính phủ phải điều hành, can thiệp vào nền kinh tế và nắm vai trò chủ động. Khi Hồ Chi Minh sang Pháp, ông ta đã đươc tiếp cận với tư duy và nền giáo dục thiên tả này. Thay vì đọc The Wealth of Nations của Adam Smith thì ông ta lại được giới thiệu tới những tác phẩm ủng hộ CNXH, chính quyền tập trung và chủ nghĩa Marx. Cho tới bây giờ thì sự thiên tả của Pháp vẫn còn, thậm chí là nặng và phát triển hơn trước.
KẾT LUẬN - Đề tài này khá rộng cho nên không thể nào nói hết trong một bài viết được. Đế chế Pháp đã đem lại kết quả tiêu cực và tích cực. Di sản Pháp để lại là nền tảng để các cựu thuộc địa sử dụng để phát triển. Ví dụ điển hình là nếu bạn đang đọc bài này bằng chữ viết Latin, thì bạn đang tận hưởng một di sản Pháp đã để lại cho Việt Nam. Nhưng khi so sánh với đế chế Anh thì kết quả là một trời một vực.
Vì sử dụng bạo lực để cai trị nên người dân địa phương luôn cảm thấy mình là nô lệ. Vì áp dụng mô hình quyền lực tập trung nên các thuộc địa khó phát triển theo ưu thế của mình. Vì nền giáo dục và tư duy thiên tả nên đế chế Pháp đã bị đế chế Anh bỏ xa quá nhiều. Hậu quả là những quốc gia thuộc địa nghèo nàn và lạc hậu. Pháp đã làm nhiều điều tốt nhưng sai lầm của họ là phát triển dựa trên tầng lớp thân tộc cấu kết thay vì thị trường như đế chế Anh.
Nếu Pháp có tư duy tự do hơn thì bây giờ mọi chuyện sẽ khác. Các thuộc địa sẽ phát triển không thua gì đế chế Anh. Có thể là khi Hồ Chi Minh sang Pháp, ông ta sẽ đọc và mang về Việt Nam triết lý làm giàu bằng tài chính và thị trường thay vì tư tưởng CNXH. Nhưng đó chỉ là nếu và có thể.
PS: Tôi không thể nào tóm tắt hết tài liệu và thông tin được. Nếu có gì sai xin mọi người góp ý.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào