Có rất nhiều người bảo rằng bóng đá chỉ đơn thuần là thể thao, không liên quan đến chính trị. Thành tích của bóng đá dù có thế nào cũng là n...
Có rất nhiều người bảo rằng bóng đá chỉ đơn thuần là thể thao, không liên quan đến chính trị. Thành tích của bóng đá dù có thế nào cũng là niềm tự hào dân tộc, bất kể thể chế chính trị như thế nào .
Đây là một cách nhìn nhận ngây thơ.
Từ thuở khai sinh ra môn thể thao này, bóng đá đã là một công cụ cho các chế độ độc tài duy trì quyền lực. Chính vì thế mới có sự gian lận trong World Cup 1934 của Ý và World Cup 1978 của Aghentina.Thành tích trong bóng đá dù giả tạo cũng có thể đem lại sự phấn khích trong nhân dân để quên đi sự nghèo đói, tham nhũng, đàn áp , bất công mà thể chế chính trị mang lại.
Khi bất công trở thành luật pháp chống đối là nhiệm vụ.
Nhưng những trận đấu và thành tích mà bóng đá cũng như thể thao mang lại có thể tước mất sự chống đối ấy của người dân. Nó có thể khiến số đông quên đi việc họ bị cướp đất, bị ung thư, bị ngập lụt trong rác, bị tai nạn giao thông, trẻ em phải qua sông đi học trong những chiếc bao trùm đầu hoặc trên những giây thừng cheo leo như thế nào?
Bóng đá và các cầu thủ không hề có tội nhưng những quan chức lợi dụng bóng đá để mị dân lại có tội rất lớn với dân tộc này.
Chúng đã đổi các chiếc Cup bằng nạn chặt phá rừng , tận diệt môi sinh gây ra thảm cảnh cho hàng triệu người dân trên khắp mọi miền đất nước.
Trong một cơ chế không có sự cạnh tranh công bằng tất cả các ông bầu, tài phiệt bóng đá đều tận dụng chính sách bất cập của chính phủ để chiếm đất của nông dân nhằm thành lập Câu lạc bộ, xây dựng sân bãi, nuôi cầu thủ và tham gia vào thị trường chuyển nhượng. Chính quuyền để mặc cho những bất công đó xảy ra vì thành tích của câu lạc bộ có thể góp vào thành tích của đội tuyển quốc gia , đem đến thứ thuốc phiện có thể ru ngủ hàng triệu dân .
Và sau đó là sự thối nát của Liên đoàn bóng đá, các ông bầu chi bạo đều thay nhau vào tù hoặc vỡ nợ. Những scandal trong môn thể thao vua lần lượt được khui ra. Và cầu thủ rốt cuộc chẳng khác gì những món hàng, những miếng chanh bị vắt kiệt nước. Vắt xong rồi thì vứt đi.
Thế nhưng cả dân tộc vẫn quay cuồng trong cái thành tích giả tạo ấy. Thành tích không đến từ những nền thể thao chân chính phát xuất từ học đường, từ bóng đá đường phố, làng quê...
Bởi đơn giản là quỹ đất dành cho bóng đá đã bị quan tham cướp hết rồi còn đâu ?
Do vậy cổ vũ cho bóng đá Việt Nam là cổ vũ cho sự tồn tại của thể chế chính trị thối nát và bất công này, để mặc cho chính phủ dùng bóng đá làm công cụ để duy trì những định chế đi ngược với đà tiến hóa của nhân loại.
Trong tình hình thực tế đang chạm đáy ở tất cả các lĩnh vực hiện nay chính quyền độc tài hơn lúc nào hết đang mong chờ một thành tích trong bóng đá để ngăn chặn bước chân xuống đường của hàng triệu người dân nhằm thay đổi thể chế. Điều mà rất có thể xảy ra khi thị trường chứng khoán Thượng Hải xuống dưới mức 2700 điểm. Khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc và Việt Nam là điều có thật.Vì thế quay lưng với bóng đá Việt Nam hiện nay là để đá luôn chiếc phao mà chế độ đang cố bám víu nhằm mê hoặc lòng dân.
Tất cả những người yêu thể thao chân chính hãy để dành lòng hâm mộ của mình lại cho một đội tuyển bóng đá dân chủ của nước Việt trong tương lai. Đó là đội tuyển được hình thành từ niềm ham mê đá bóng của người dân và không hề ẩn chứa một toan tính chính trị nào.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào