Khi John McCain nằm xuống CSVN đã nhanh nhẩu nhảy vào chia phần "công lao" đối xử "nhân đạo" với người cựu tù nhân chiến...
Khi John McCain nằm xuống CSVN đã nhanh nhẩu nhảy vào chia phần "công lao" đối xử "nhân đạo" với người cựu tù nhân chiến tranh này. Nhưng sự thực chúng đã bị chính ông ta vạch trần màn kịch "nhân đạo giả vờ" đó với báo chí Mỹ.
Ký Ức Về Việt Nam Thượng Nghị Sĩ John McCain trải qua 5 năm rưỡi tại nhà tù Hỏa Lò, Bắc Việt. Ngày 26 tháng mười, 1967, chiếc Skyhawk do ông lái bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội bởi hoả tiển phòng không của Nga. Cánh phải của phi cơ trúng đạn, bốc lửa và phi cơ nhào thẳng góc xuống đất. Ông bấm nút thoát hiểm, và bị ngất xỉu ngay sau khi nhấn nút bấm ghế ra khỏi máy bay. Kết qủa, ông phải trả giá 5 năm rưỡi tù đầy, bị hành hạ tra tấn dã man, có lúc gần kề thần chết. Câu chuyện sau đây đã được ông kể lại trên U.S.News & World Report vào ngày 14 tháng 5, 1973. Bài viết đó sau này đã được đăng lại trên báo điện tử ngày 28 tháng Giêng, 2008.
“…Tôi rơi xuống mặt nước rồi chìm xuống đáy hồ. Tôi cố ngoi lên, nước lạnh buốt. Nhưng lúc đó tôi không cảm thấy đau đớn. Rồi tôi lại bị kéo chìm xuống nước một lần nữa. Dễ hiểu thôi, tôi đang mang trên người 50 pounds dụng cụ máy móc. Một vài tên lính cộng sản phóng xuống hồ kéo tôi lên. Nhanh chóng chúng lột hết quần áo tôi theo nguyên tắc mỗi khi bắt được tù binh. Vài phút sau, một đám đông dân chúng kéo đến, la hét điên cuồng, nhổ nước bọt vào mặt và liên tiếp đá vào đầu vào người tôi. Một tên đập mạnh báng súng trên vai, một tên khác đâm dao vào chân tôi. Đau qúa khiến tôi ngất xỉu, âu cũng là cái may lúc đó… Tôi đang nằm dưới đất như một mảnh giẻ rách, chợt một người đàn bà trông hung dữ bước đến, dựng đứng tôi dậy, đưa cốc nước trà gần miệng tôi cho bọn chúng chụp hình để tuyên truyền. Sau đó, chúng dùng chiếc võng đưa tôi lên một chiếc xe vận tải, rồi chở thẳng vào nhà tù Hoả Lò. Ba bốn ngày sau, khi tỉnh khi mê nhưng tôi vẫn phải bị mang đi thẩm vấn nhiều lần.
Ngày đầu tiên, tôi không khai một điều gì ngoại trừ tên, cấp bậc, ngày sinh. Họ liên tục đánh tôi không kể ngày đêm. Vì tôi bị thương qúa nặng nên ngất xỉu nhiều lần. Họ khuyến dụ nếu tôi chịu hợp tác thì sẽ được đi nhà thương chữa trị. Tôi không tin điều họ nói. Mỗi ngày, họ cho tôi một nhúm đồ ăn, nước uống. Lúc này họ đang gấp rút cần thu thập tin tức liên quan đến quân sự hơn là chính trị. Đến ngày thứ tư, hai tên lính gác đến, thay vì một. Một tên vứt cái mền ra ngoài, chỉ vết thương cho tên kia xem. Tôi nhìn xuống chân, đầu gối sưng to, vỡ nát, quyện với máu và đất to bằng qủa bóng cà na. Tôi bỗng nhớ đến, khi tôi còn là huấn luyện viên phi hành, một học viên thực tập kỹ thuật phóng ghế ra khỏi máy bay, anh bị gẫy đùi. Anh bị chấn động tâm lý, máu chảy ướt đẫm dưới chân, sau đó anh thiệt mạng. Chúng tôi ngạc nhiên: một người chết vì gãy chân? Bây giờ tôi đang ở trong tình huống này. Nghĩ xong, tôi nói với tên lính canh gác: “Được rồi, cho tôi gặp người sĩ quan của anh”.
Vài phút sau, viên sĩ quan đến. Chúng tôi gọi hắn là “bọ hung”, mọi tù nhân khiếp sợ hắn. Hắn là chuyên viên tra tấn tinh thần tù nhân dữ dằn nhất. Tôi nói: “Được rồi, tôi sẽ cho anh biết tin tức về quân sự nếu cho tôi đi nhà thương.” Tức khắc một “bác sĩ” được đưa đến, chúng tôi gọi tên hắn là “đần độn”. Hắn đo mạch tôi, hắn không nói được tiếng Mỹ, và không thông thạo cách thức chuẩn bệnh, hắn lắc đầu nhìn tên “bọ hung”. Tôi hỏi “Các anh sẽ đưa tôi đi nhà thương chứ?” Tên “bọ hung” trả lời “qúa trễ rồi”. Tôi nói thêm “cứ cho tôi đến nhà thương, tôi sẽ khoẻ”.
Tên “đần độn” đo mạch tôi một lần nữa và lại trả lời “quá trễ rồi”. Chúng đứng dậy rời phòng, và tôi lại đi sâu vào cơn mê. Một lát sau, tên “bọ hung” chạy ào vào phòng, la lớn “Bố mày làm lớn, mày sẽ được vào nhà thương.” Sau đó, tôi được băng bó, nhưng chúng lúng túng, mất nhiều giờ để sắp xếp mấy cái xương gẫy trên vai, xương sườn mà không xong. Tôi đau đến độ ngất xỉu nhiều lần. Tôi kể câu chuyện để chứng minh rằng: hiếm khi tù nhân bị thương nặng mà được sống sót trở về lại phòng giam vì Cộng Sản Bắc Việt không muốn mất thì giờ chạy chữa cho những tù binh bệnh nặng…”
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào