Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÀM ‘KIẾP CS’CÓ QUYỀN BÌNH ĐẲNG HƠN ‘KIẾP DÂN ĐEN’!

Phát biểu trả lời báo chí của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 4/5/2017. Ông nói: “Nếu chúng ta sai, chúng ta...

Phát biểu trả lời báo chí của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 4/5/2017. Ông nói: “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi với dân, nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. 

Như vậy “ta” ở đây là Đảng, Nhà nước (gồm Chính quyền, Công an, Quân đội…) sai thì chỉ cần mấy lời xin lỗi với dân là xong; còn dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật...có nghĩa là phải đi tù, bóc lịch trại giam. 

Ô hay! Sao lại bất công như vậy?! Theo tôi nếu dân sai phải đi tù 10 năm thì “ta” sai, “ta” phải đi tù 100 năm mới đúng chứ. Vì “ta” là những người được dân nuôi bằng những đồng tiền thấm đẫm máu, mồ hôi cùng nước mắt; “ta” là những người có chức có quyền, có trình độ học vấn uyên thâm; ta phải gương mẫu thượng tôn Pháp luật kia mà; còn người dân chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn không quyền không chức. Người dân không cần mấy lời xin lỗi của của "ta" mà chỉ cần công lý lẻ phải. 
 

Như vậy là, sự “rốt ráo, công bằng, nghiêm minh” ấy, lại cần được thể hiện ở hai cấp độ, với hai giai tầng khác biệt nhau: “Chúng ta nhận lỗi”, còn “Dân chịu trách nhiệm trước pháp luật” - dĩ nhiên là nếu pháp luật phát hiện ra cả hai bên đều sai.

Người phát ngôn của Chính phủ nói như vậy là rất chân thực, sòng phẳng, và đã hồn nhiên phơi bày cái quan niệm chính thống ăn sâu vào não trạng của quan chức VN hiện đại là: Những người được coi là “phụ mẫu chi dân” và những kẻ phải làm “lê dân” là hai thực thể riêng biệt, không thể đánh lộn sòng, không thể bình đẳng! 

Cái thời “tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” đã là quá khứ xa lắc, đã biến thành huyền thoại từ lâu chỉ để dành cho học sinh học thuộc lòng lấy điểm! Đây quả là một tuyên ngôn, một lập luận có sức nặng đáng kể của quyết tâm chính trị, pháp luật, và cả đạo đức quan chức nữa, để trở thành “bất tử” trong lịch sử xã hội - chính trị nước ta thời hội nhập! 

Lập luận (tuyên ngôn) này khiến chúng ta (không phải là “chúng ta” theo khái niệm và phân định rạch ròi của ông (MTD) buộc phải liên tưởng tới một lập luận trong tác phẩm nổi tiếng “Trại súc vật” của George Orwell (mà NXB Hội nhà văn ấn hành chui với cái tên “Chuyện ở nông trại”). 

Khẩu hiệu ban đầu: “Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng” sau đó được bổ sung cho hoàn chỉnh: “Nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác”...
 

------------




Không có nhận xét nào