Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Những vận động viên bơ vơ!

Những vận động viên bơ vơ! Việt Nam có gần 400 vận động viên thi đấu tại Asiad 2018 diễn ra ở Indonesia, các vận động viên của chúng ta sẽ t...

Những vận động viên bơ vơ!

Việt Nam có gần 400 vận động viên thi đấu tại Asiad 2018 diễn ra ở Indonesia, các vận động viên của chúng ta sẽ tranh tài ở 33/40 của Đại hội thể dục thể thao lớn nhất châu lục. Đó là một niềm vinh dự cũng như trách nhiệm quốc gia của từng vận động viên.

Không chỉ có đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam, chúng ta còn có những vận động viên tài danh được Châu Á, xa hơn là thế giới công nhận như: Ánh Viên (bơi lội), Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng), Bùi Thị Thu Thảo (Nhảy xa nữ)... và các vận động viên nổi trội ở các môn thể thao đối kháng: taekwondo, karate, wushu....

Để trở thành một vận động viên ưu tú của quốc gia, các cá nhân này phải hy sinh rất nhiều, thời gian, sở thích... Thậm chí, là những lạc thú rất đỗi đời thường như ăn uống hay thức khuya tụ tập bạn bè... Họ cần giữ phong độ và thể lực.

Tất nhiên, khi thi đấu cho quốc gia, các vận động viên sẽ hưởng được những đãi ngộ theo quy chuẩn. Thế nhưng, trên hết thì họ đến Asiad chính là đang thực hiện một nhiệm vụ mà quốc gia giao phó.

Một quốc gia phát triển là một quốc gia hùng cường về thể thao. 

Và nếu thể thao là một mặt trận, thì không mặt trận nào thiếu hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng hoặc thu về những lợi thế nhất định.

Những vận động viên của nước mình - những người đang thực hiện nhiệm vụ của quốc gia có hậu phương hay không? 

Chắc chắn là có, hàng triệu người hâm mộ luôn đứng sau ủng hộ, khích lệ và sẻ chia với từng vận động viên dẫu thành công hay thất bại.

Thế nhưng, điều đau đớn thay - Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV), nơi mà ông Tổng Giám đốc hàm ngang Bộ trưởng, ghế Uỷ viên Trung ương Đảng đã chối bỏ họ. 

Nếu không muốn nói, VTV đã bỏ rơi các vận động viên của quốc gia, bỏ rơi các chiến sĩ trên mặt trận thể thao.

400 vận động viên của chúng ta sẽ thi đấu tại Asiad 2018 mà biết chắc rằng không có ánh mắt của người hâm mộ dõi theo trên truyền hình chính thống. Buồn thay, là số nhỏ người hâm mộ nhìn theo tại các kênh lậu hoặc coi ké từ youtube của một nước khác.

VTV lại thêm lần đưa ra lý do bị ép giá bản quyền nên không mua, thay vì nếu làm tròn trách nhiệm của mình, VTV cần phải thương lượng bản quyền truyền hình từ rất lâu chứ không phải cứ chần chờ đợi đến giai đoạn nước rút.

Nếu quá khó khăn, VTV có thể tính đến phương án kêu gọi sự chung tay của các Đài Truyền hình khác. Hoặc xin kinh phí từ Chính phủ.

Nước ta nghèo đến độ không có vài triệu USD để mua bản quyền truyền hình tại một giải đấu cấp châu lục - nơi có rất nhiều vận động viên của nước mình tham dự hay sao?!

Nhưng không, VTV đã phủ quyết tất cả. Họ nhơn nhơn xem vận động viên thi đấu vì màu cờ sắc áo là chuyện của vận động viên, còn toan tính bài toán kinh tế là chuyện của họ.

Họ hoàn toàn không có khái niệm gắn kết, sát cánh cùng những cá nhân đang thực hiện nhiệm vụ quốc gia ấy.

Họ, như những kẻ đào ngũ, như những kẻ phản bội đồng đội của mình.

Gần 400 vận động viên của chúng ta thi đấu ở một quốc gia khác, và nơi này, chúng ta không được xem trên đài truyền hình của chính quốc gia chúng ta.

Lẽ đời kỳ lạ ấy có thể xem như là chuyện nhỏ sao? 

Làm sao có thể đối xử với các vận động viên của quốc gia như vậy?!

Tôi thật không tài nào hiểu được!



(Kình ngư Ánh Viên của chúng ta. Ảnh - Vietnamnet).

Không có nhận xét nào