Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÒI NỢ THUÊ - VIỆT NAM VS TÂY

[ĐÒI NỢ THUÊ - VIỆT NAM VS TÂY] Ở Việt Nam có một cái nghề hết sức đặc biệt, đó là Đòi Nợ Thuê. Giờ bạn là chủ nợ đã cho ai đó vay tiền, bây...

[ĐÒI NỢ THUÊ - VIỆT NAM VS TÂY] Ở Việt Nam có một cái nghề hết sức đặc biệt, đó là Đòi Nợ Thuê. Giờ bạn là chủ nợ đã cho ai đó vay tiền, bây giờ họ không thể hoặc không chịu trả, bạn sử dụng dịch vụ đòi nợ để lấy lại số tiền đã vay. 

Khác với những nước văn minh khác, những phương pháp của lực lượng Đòi Nợ Thuê Việt Nam sử dụng rất vô văn hóa, bạo lực và có thể là phạm pháp luật. Họ rất sáng tạo để ép người nợ phải trả, bao gồm những cách sau, sưu tầm qua miệng thiên hạ và trên mạng:

1. Kéo tới tận nhà chửi bới.
2. Chọi nước mắm vô nhà người nợ.
3. Đăng hình người nợ tiền lên Facebook và làm nhục họ.
4. Kéo tới công ty, chỗ làm và nhà người thân để chửi.
5. Dùng giang hồ để đe dọa và đôi lúc là sử dụng bạo lực.

Nghề Đòi Nợ Thuê thì ở đâu cũng có, Phương Tây cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng trước khi nói về cách Phương Tây đòi nợ thì xin nói về vấn đề. Vì sao lại có việc đòi nợ thuê?

1. Khi có khoản nợ không thu được, nó gọi là nợ xấu. Nó xảy ra khi người vay tiền không thể trả hoặc không chịu trả chủ nợ tiền đã vay.
2. Nhiều người thay vì đi vay ở ngân hàng, cầm tài sản thế chấp để vay thì lại vay ở những nguồn không minh bạch. Khi xảy ra xung đột thì sử dụng luật rừng để giải quyết.
3. Ngành tài chính ở Việt Nam còn rất kém cho nên chưa có khái niệm quản trị hay phân chia rủi ro. Thích thì cho vay, thấy làm ăn được thì cho vay, tin tưởng nhau cũng cho vay. 

Rồi khi làm ăn thua lỗ, không thể trả tiền vay đúng kỳ hạn thì chủ nợ tìm cách để lấy lại số tiền đã cho vay. Chuyện công ty này lừa công ty nọ, ông kia xù tiền hay giật hụi xảy ra rất thường xuyên.

Vậy ở các nước Phương Tây, nơi luật pháp minh bạch và hệ thống tài chính đã phát triển thì sao? 

1. Trước tiên, khi bạn đi vay, người ta sẽ đánh giá khả năng chi trả của bạn dựa trên nhiều yếu tố như: tài sản, thu nhập, bằng cấp, tuổi, nơi ở, số nợ đang có và trạng thái hôn nhân. Lãi suất vay của mỗi người sẽ khác dựa trên số điểm đánh giá tín dụng. Điểm càng cao, lãi suất càng thấp.
2. Tiếp ở trên, các công ty sẽ hạn chế cho người không có khả năng chi trả vay tiền. Các ngân hàng thì ước tính trong tổng số người vay sẽ có bao nhiêu người không thể trả hoặc gặp vấn đề rồi lấy số liệu để định giá lãi suất.
3. Nếu bạn là người không có uy tín, thu nhập thấp, doanh nghiệp không kiếm được lời, điểm tín dụng không cao hay có lý lịch xấu thì sẽ không được vay. Cho nên việc bị xù nợ ít khi nào xảy ra.

Giả sử bây giờ bạn, với tư cách là doanh nghiệp hoặc cá nhân, không thể trả nợ thì chuyện gì sẽ xảy ra? 

1. Công ty hoặc ngân hàng sẽ tính thêm tiền phạt, phí trả chậm nếu bạn thanh toán không đúng thời gian. Hệ thống rất minh bạch, pháp lý chặt chẽ, bạn không thể trốn được đâu.
2. Nếu bạn tiếp tục không trả thì họ sẽ gọi điện thoại hỏi thăm tình hình. Nếu là ngân hàng thì họ sẽ cung cấp dịch vụ thâu tóm nợ. Nghĩa là dồn hết nợ của bạn vào gói vay rồi bạn trả từ từ, không ai xù ai.
3. Nếu bạn không thể nào trả, họ thất bại trong việc đòi nợ thì sử dụng dịch vụ đòi nợ. Các công ty dịch vụ đó sẽ liên tục gọi bạn để đòi nợ. Quá lắm là lớn tiếng chứ không sử dụng bạo lực.
4. Nếu không thể đòi được thì họ sẽ tổng kết lại các gói nợ xấu rồi dùng pháp lý để giải quyết. Nghĩa là tổng kiện những ai đang mắc nợ. Có thể là siết tài sản của bạn bao gồm căn nhà và xe.
5. Họ có thể sẽ bán gói nợ của bạn cho bên thứ ba với mức giá thấp hơn, ví dụ bạn nợ $100 thì họ sẽ bán lại với giá $70. Công ty mua lại nợ xấu sẽ đi đòi và ăn tiền chênh lệch.
6. Vì bạn mắc nợ nên điểm tín dụng của bạn sẽ giảm. Bạn không thể nào vay tiền được nữa. Ngân hàng chỉ cần gõ tên bạn là lòi ra.
7. Nếu bạn tuyên bố phá sản thì có thể sẽ bị cấm xuất cảnh. Sau đó uy tín tín dụng của bạn sẽ giảm đáng kể. Sau này bạn sẽ phải trả lãi suất cao hơn, nếu bạn được vay. Thường thì các công ty sẽ tẩy chay bạn. Đó là hình phạt bạn phải gánh chịu suốt đời.

Cho nên ở Phương Tây gần như không có những vụ đòi nợ thuê như ở Việt Nam. Dù mắc nợ bạn vẫn được bảo vệ. Chỉ có điều là bạn sẽ bị tẩy chay hoặc khó vay tiền thêm nữa. Uy tín của bạn sẽ giảm, sau này làm ăn sẽ rất khó khăn. Việt Nam thì gọi là Đòi Nợ Thuê, Tây thì gọi là "hỗ trợ tài chính và thanh toán nợ xấu."

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào