Không phải đến bây giờ người dân miền Nam mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia c...
Không phải đến bây giờ người dân miền Nam mới thể hiện tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với nhân dân cả nước, mà ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, người Sài Gòn vẫn thể hiện tinh thần đó khi đồng bào miền Bắc lâm vào cảnh thiên tai.
Ngày 19.8.1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc H.Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), đê bối Thanh Trì (Hà Nội) phía hữu ngạn sông Hồng. Chỉ tính riêng bốn tỉnh cũ là Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, trận lụt đã làm 1.062 xã của 94 huyện với 2,9 triệu hộ gia đình bị ngập nặng, bằng hơn 40% tổng số hộ gia đình.
Trận lụt đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, con số người chết gấp hàng trăm lần so với mức khoảng 1.000 người của trận lũ tại miền Trung năm 1999 và trận lũ năm 2000 tại miền Nam. Thiệt hại rất lớn về giao thông, công nghiệp. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi. Ngoài ra, thiệt hại của nhân dân và các địa phương bị ảnh hưởng từ lũ lụt, dịch bệnh, ngừng trệ sản xuất sau mưa lũ rất lớn. Theo đánh giá của Cơ quan Quản trị hải dương và khí tượng Mỹ (NOAA) thì đây là một trong những trận lũ lụt lớn nhất của thế kỷ 20 trên thế giới.
Sau đó, hằng ngày trên trang nhất tờ báo đều đăng tên những người đến đóng góp. Thật cảm động khi trong danh sách đó là tên ngắn gọn chị A, ông B, anh C, chị Hai bán cơm tấm, cô Ba bán thịt heo… đóng từ 100 đến 5.000 đồng (giá sinh hoạt năm 1972: 414 đồng/USD, vàng 26.100 đồng/lượng, một chiếc xe Honda SS50 giá 20.000 đồng...). Họ là những tiểu thương, người phu xích lô cho đến thương gia, nghệ sĩ..., có cả những sinh viên, học sinh nghèo.
Đến ngày 20.10.1971, Báo Tin Sáng đã tổng kết cuộc vận động với thông tin trên trang nhất: “Cứu lụt miền Bắc kết thúc với 609.490 đồng. Chúng tôi đã quyết định khóa sổ vào 12 giờ trưa ngày 18.10. Kể đến ngày 18.10.1971 chúng tôi đã nhận được 609.490 đồng của mọi giới miền Nam”.
Có nhiều ý kiến cho rằng vì chế độ dân chủ VNCH nhân đạo quá nên "thua" cộng sản. Tại sao không để cho dân miền Bắc chết đói vì lũ lụt thì sẽ không có các cuộc vận động "tất cả cho tiền tuyến", "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước " hay "chúng ta thà hy sinh tất cả..." do Hồ Chí Minh phát động ?
Câu trả lời là :
- Thứ nhất VNCH không hề thua. Thua chỉ là một khái niệm do chế độ độc tài CS nặn ra vì trên thực tế chính quyền VNCH chỉ tuyên bố giải giáp vì ngân sách chiến tranh không còn khi hai phía đều được viện trợ bởi nước ngoài như nhau nhưng một bên bị cắt viện trợ nên không thể đánh tiếp chứ không hề thua trên chiến trường . Do vậy có viện trợ nhân đạo cho miền Bắc hay không cũng chẳng hề ảnh hưởng đến kết quả này.
- Thứ hai tất cả các chế độ nhân đạo trên thế giới đều không hề thua trong các cuộc nội chiến chia cắt vì lòng hảo tâm. Đó là trường hợp miền Bắc Mỹ thắng miền Nam trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ 1865, dù miền Nam theo chế độ chiếm hữu nô lệ, là trường hợp Tây Đức thắng Đông Đức khi bức tường Beclin sụp đổ, Nam Hàn vẫn gởi gạo cứu đói Bắc Hàn nhưng chẳng hề bị Bắc Hàn "thống nhất". Vậy thì xét 3 trường hợp trên lòng hảo tâm không hề dẫn đến kết quả thất bại.
- Thứ ba : nếu chính phủ miền Nam không thể hiện tinh thần nhân đạo "lá lành đùm lá rách" thì sẽ là một chính phủ độc tài ích kỷ hẹp hòi chứ không còn là một chính phủ do dân bầu nên. Một chính phủ như thế có xứng đáng được người lính miền Nam chiến đấu hy sinh để bảo vệ hay không ?
Cho nên lập luận chung đó là không thể dùng một chế độ độc tài này để chiến thắng một chế độ độc tài khác, không thể dùng lòng ích kỷ, vô nhân đạo này để chiến thắng một lòng ích kỷ ,vô nhân đạo khác. Bởi lịch sử là một hành trình dài và chưa biết ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng khi cuộc nội chiến giữa dân chủ và độc tài vẫn còn tiếp diễn trong lòng xã hội Việt Nam sau 43 năm. Và nó chỉ kết thúc tập 1.
Do vậy có thể kết luận rằng chỉ có thể chế chính trị nào đặt nền tảng trên các thiết chế dân chủ, nhân quyền, nhân bản, nhân đạo ...của dân , vì dân và do dân mới có thể tồn tại lâu dài. Chính quyền VNCH bị tạm thời thay thế nhưng thể chế dân chủ của VNCH theo đuổi vẫn tồn tại hằng hà trên thế giới . Và việc thể chế này quay lại thiết lập một nhà nước phục vụ trên mảnh đất hình chữ S chỉ là vấn đề thời gian. Không tin cứ chờ coi.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào