Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TƯ DUY GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ SẢN PHẨM ROBOT ĐÁNH TRỐNG

Phải chăng chúng ra đang quá hoài cổ để gìn giữ những giá trị truyền thống xưa cũ được cho là cao đẹp về mặt tinh thần và bỏ quên mất thực t...

Phải chăng chúng ra đang quá hoài cổ để gìn giữ những giá trị truyền thống xưa cũ được cho là cao đẹp về mặt tinh thần và bỏ quên mất thực tại là phải làm sao để nó tốt hơn, thực tế và hiệu quả hơn cho đời sống cộng đồng.



Khó có thể tin là gần 100 triệu dân, trong đó có hàng chục ngàn tiến sĩ lại không có vài cái bằng sáng chế được thế giới công nhận,... nhưng hiện tại, đó là sự thật.

Chúng ta đang tự sướng và sống ảo với thứ truyền thống được giáo dục nhồi cho và quay lại tung hô cho nó.

Dân tộc dần yếu kém, hoang tưởng, mụ mị và cả tin. Đất nước trở nên nhỏ bé, không phát triển là điều hoàn toàn logic. Nhưng do đâu ra nông nỗi ấy?

Nền giáo dục nước nhà mấy chục năm rồi gần như không thay đổi được bao nhiêu. Thậm chí còn tệ hại hơn xưa. Các trường đại học không được lựa chọn sinh viên cho mình để đào tạo mà phải cố ăn món lẩu thập cẩm là kỳ thi chung của bộ GDĐT. Thế giới ngoài kia chuyển biến nhanh và đa dạng đến bất ngờ nhưng chúng ta vẫn mặc đồng phục. Một thứ đồng phục cũ nát, hôi hám và đầy thù hận.

Nền giáo dục bắt tất cả theo một kiểu, bất cần biết bản sắc văn hoá, bất biết phong tục địa phương và không tôn trọng sự đa dạng của cộng đồng. Nền giáo dục ấy luôn định hướng một chiều và hoàn toàn không có chiều ngược lại.

Nó giống như kinh thánh hay kinh phật, bởi có ai cãi thánh thần hay phật bao giờ đâu. Dạy một kiểu, khi ra đời sống và làm việc một kiểu. Từ ấy, giáo dục xa rời thực tế.

Khi xa rời thực tế, những ảnh hưởng của nền giáo dục ấy sẽ là thảm hoạ đối với cộng đồng. Nó làm tư duy rơi vào lối mòn, suy nghĩ bị đóng khung, bó buộc. Không ai dám nghĩ khác, làm khác những thứ truyền thống. Kẻ đủ tài lại không đủ gan, kẻ có gan thì lại bất tài. Như vậy, điểm chung để gặp nhau duy nhất là sự cơ hội và vơ vét. Đồ thị niềm vui của dân Việt lên cao nhất là khi gặp nhau tại điểm chung này. Đau đớn thay, điểm chung ấy lại luôn nằm dưới cả những giá trị nhỏ bé nhất trong thế giới văn minh, tiến bộ của thế giới loài người.

Kết quả thấy được là chúng ta đã có những tỷ phú “vì dân” hợp pháp, hợp hiến. Chỉ có điều không hợp với lòng dân. Tỷ phú càng nhiều thì nợ công càng tăng nhưng an sinh xã hội hay thu nhập đầu người vẫn dậm chân tại chỗ. Không biết hai điều này có liên hệ gì với nhau không? Chưa thấy ai làm luận án tiến sĩ với đề tài này. 😜

Giáo dục ảnh hưởng tới tư duy của người dân từ trẻ tới già, trên tất cả mọi lĩnh vực. Do bị định hướng nên tất cả cùng thụ động dựa trên sự chỉ đạo hay nói đúng hơn là: chờ sai bảo. Nói giáo dục hiện tại không mang sự khai phóng mà mang hơi hướng nô lệ cũng không xa sự thật là bao nhiêu.

Bám vào truyền thống để giáo dục và bám vào giáo dục để tuyên truyền luôn là hiệu quả nhất cho sự cai trị. Tâm tư tình cảm của người dân thường trân trọng các giá trị truyền thống như phong tục, tập quán, ông bà, cha mẹ, lễ tết, khánh tiết, hội hè,... lấy đó làm niềm vui và sự tự hào.

Giáo dục lợi dụng vào đó và mặc nhiên cho những gì liên quan tới các giá trị ấy là chuẩn mực để tạo lập sự chính danh độc đoán và kẻ đi ngược lại thường nhận gạch đá của cộng đồng như thời nguyên thuỷ. Từ ấy, xã hội không có nhiều thay đổi, thậm chí còn có xu hướng mụ mị, ngu dốt và hèn nhát hơn.

Có nhiều gia đình, cha mẹ bắt con phải nói theo tiếng nói của một tổ chức nào đó và coi đó là truyền thống đẹp. Một điều cực kỳ khôi hài với thế giới tiến bộ nhưng đó lại là sự tự hào trong nhiều gia đình Việt. Một số lớn người lớp trước ngu muội hoặc dối gian còn lớp trẻ đi sau lại hèn hạ, phục tùng và cơ hội thì sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, dẫn tới dân tộc yếu kém là lẽ dĩ nhiên.

Người dân quá lệ thuộc vào truyền thống mà không thể bứt phá để có cái mới hơn, tiện lợi hơn và sáng tạo hơn là do lỗi hoàn toàn của giáo dục. Nó tạo ra quá nhiều lớp người có suy nghĩ trì trệ cản bước một số rất ít những người tiên phong khai sáng. Nó tạo ra những thứ đau đớn như cái máy đánh trống mà người ta gọi đó là Robot.

Không, nó không phải là Robot. Người làm ra cái máy ấy mới là một con Robot đích thực trong một nền giáo dục tạo ra những con Robot chỉ biết thực thi một cách ngu muội. Không dám loại bỏ truyền thống (cái trống) trên bước đường sáng tạo và phát triển.

Và chừng nào nền giáo dục hiện tại vẫn được duy trì thì nhiều thế hệ người Việt sẽ vẫn còn đau khổ. Các bậc cha mẹ đừng nên quá kỳ vọng vào con cái trong một nền giáo dục bảo thủ như thế. Chính mình, các phụ huynh hãy cố học thêm để dạy cho con tư duy đa chiều trong suy nghĩ và hy vọng lớn lên, chúng đừng dối trá và đạo đức giả. Như vậy là đã thành công ngoài sự tưởng tượng rồi.

Nhưng đau đớn thay, có ai thoát được sự dối trá khi giáo dục truyền thống vẫn còn ngự trị. Dân Việt vẫn còn trong một vòng lẩn quẩn của sự lựa chọn mà giữa thế giới văn minh tiến bộ, người dân các quốc gia khác không phải mất quá nhiều thời gian để trở thành một con người đúng nghĩa.

N.A.T

Không có nhận xét nào