TƯỚNG MỸ Douglas MacArthur VỪA LÀ CỰU THÙ VỪA LÀ ÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHẬT: Hãy đọc kỹ bài này để biết được tại sao cùng là người châu á mà s...
TƯỚNG MỸ Douglas MacArthur VỪA LÀ CỰU THÙ VỪA LÀ ÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHẬT:
Hãy đọc kỹ bài này để biết được tại sao cùng là người châu á mà sao đất nước Nhật Bản phát triển được như ngày hôm nay:
- Nhật bản anh hùng ư - Việt Nam còn anh hùng hơn.
- Nhật bản thông minh ư - Việt Nam ta không kém.
- Nhật bản có vị trí địa lý và nhiều tài nguyên khoáng sản ư - Việt Nam ta có nhiều và thuận lợi hơn Nhật nhiều.
- Nhật bản cần cù, chịu khó ư - Việt Nam ta chả chịu kém điều này
-..............................................????
Vậy Nhật may mắn hơn ta điều gì? - Đó chính là mấu chốt của vấn đề - Nhật hơn ta là do đã xây dựng được một thể chế chính trị dân chủ tối ưu (một thành tựu của thế giới mà đến bây giờ chưa có mô hình dân chủ nào tốt hơn). Thể chế chính trị này lại do chính kẻ thù của Nhật kiến tạo nên đó là người Mỹ - mà ở đây là Thống tướng Douglas MacArthur, người đã chỉ huy đánh bại Nhật trong thế chiến thứ 2.
Đề cập đến những thành tựu thần kì của Nhật Bản sau thế chiến thứ 2, không thể không nhắc tới Thống tướng Douglas MacArthur người chỉ huy mặt trận châu Á – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ trong thế chiến thứ 2. Nhưng ngay khi chiến tranh chấm dứt, từ cựu thù ông đã trở thành một trong những nhân vật đóng góp lớn nhất vào “phép lạ Nhật Bản”.
Thống tướng MacArthur (1880 - 1964) là một trong những danh tướng lỗi lạc nhất trong lịch sử của nước Mỹ.. Ông tham gia cả ba trận chiến lớn: Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến và Cuộc Chiến Cao Ly. Trong bất cứ mặt trận nào ông đều thể hiện là người chỉ huy can trường và bản lãnh, nhưng quan trọng hơn thế nữa ông còn là một người Mỹ kiểu mẫu, một người Mỹ mang lý tưởng của tinh thần hào hiệp, cho dù đối với kẻ thù. MacArthur cũng là một trong số những đạo quân sự mà khả năng quản lý vượt ra ngoài nghề nghiệp chuyên môn của ông được thể hiện ở các lĩnh vực tài chính, kinh doanh và thậm chí cả thể thao. (sau chiến tranh, ông từng dẫn đoàn Olympic Mỹ dự Đại hội thể thao mùa hè 1928, làm chủ tịch ủy ban quản trị tập đoàn Remington Rand,…)
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước sức tấn công của quân đội Đồng Minh. Ngày 2/9/1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng với các nhà lãnh đạo quân đội Đồng Minh trên chiến hạm USS Missouri của Mỹ. Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu hàng, ngày 7/9/1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur, người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho giai đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát triển kinh tế...
Sau khi bị bại trận và phải đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945, nước Nhật có nhiều thành phố bị tàn phá vì chiến tranh. Ngoài hai thành phố là Hisosima và Nagasaki (hai thành phố công nghiệp chính của Nhật Bản trong thế chiến thứ 2) bị san phẳng vì bom nguyên tử với hàng triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố khác cũng bị tàn phá vì phi cơ Mỹ ném bom vào các khu trung tâm công nghiệp để triệt hạ sức sản xuất cho chiến tranh của Nhật. Khi người lính Mỹ đặt chân lên nước Nhật họ đã sững sờ vì mức độ nước Nhật bị tàn phá trên sự tưởng tượng của họ.
Vì Nhật bị thua nên buộc phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện nên phải chấp nhận các biện pháp mà tướng McArthur đưa ra nhưng cũng có những người Nhật tự nguyện chấp nhận hợp tác với người Mỹ trong các cải cách về nước Nhật vì họ cũng đồng ý là các thay đổi này có lợi cho nước Nhật.
Trước khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Nhật và Mỹ vẫn còn là hai nước kẻ thù không đội trời chung. Trong 4 năm chiến tranh ác liệt tại Thái Bình Dương, đã làm cho người Mỹ hy sinh khoảng 360.000 binh sĩ và nhiều vết thương khác, nhưng điều đó không làm cho họ nuôi mối thù với người Nhật sau khi chiến tranh chấm dứt. Hai quả bom nguyên tử rớt xuống Hiroshima và Nagasaki đã làm cho 150.000 người chết ngay lập tức, nhưng không vì thế mà người Nhật nuôi mối căm hờn. Trái lại cả người Mỹ và người Nhật cùng hợp tác để xây dựng lại một nước Nhật từ đống tro tàn.
Sau khi ký xong hiệp ước đầu hàng, đại diện của Đồng Minh là tướng MacArthur đọc bài diễn văn ngắn gọn, nhưng chứa đựng tất cả tinh thần cao thượng của người Mỹ, ông kết bài diễn văn: “Đây là hy vọng thiết tha nhất của tôi, và thật sự cũng là hy vọng của toàn thể nhân lọai, rằng từ sự kiện trang nghiêm này một thế giới tốt đẹp hơn sẽ hiện ra từ máu và sự chém giết nhau trong quá khứ - một thế giới sẽ phục sự cho nhân phẩm con người và để hòan thành ước nguyện cao cả nhất cho Tự do, Lòng bao dung và Sự công bằng”.
Việc làm đầu tiên của ông là ra lệnh chở lương thực và các vật dụng cần thiết cho đời sống đến Nhật để cứu đói và tránh các bất ổn xã hội do nạn đói và thiếu thốn gây ra. Ông ra lệnh thực hiện chương trình cho học sinh ăn trưa tại các trường học Nhật. Quân đội Mỹ tiến vào nước Nhật, giải thoát các tù binh Mỹ và thi hành các điều kiện đã ký kết trong văn bản đầu hàng. Toàn bộ quân đội Nhật bị giải tán. Các binh sĩ được cho về quê sống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nhật, nước này bị quân đội ngoại bang chiếm đóng. Lính Mỹ được lệnh phải tôn trọng phong tục tập quán của nước Nhật và giúp đỡ người dân, chẳng hạn, khi vào nhà phải cởi giày để ở bên ngoài, đứng điều khiển giao thông trước các trạm xe lửa có xe cộ đông đúc, giúp đỡ trẻ em thiếu ăn. Người Nhật cảm động trước cách cư xử này của lính Mỹ.
MacArthur không phải chỉ làm như thế để xoa dịu nỗi đau khổ của người Nhật lúc đó, hay vì phép lịch sự của một nhà ngoại giao, mà ông đã hành động đúng với tâm can của mình. Gần 6 năm cai trị nước Nhật đã chứng minh rằng ông không phải chỉ làm có thế, mà còn làm nhiều hơn thế nữa. Ông đã giúp cho nước Nhật vượt qua được cơn khốn khó, trở thành một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ và đặt nền tảng cho một cường quốc kinh tế sau này.
Tướng MacArthur thay mặt cho người Mỹ cai trị từ ngày 15/8/1945 cho đến ngày 11/4/1951 với tư cách là Tổng Tư Lệnh Tối Cao của các lực lượng Đồng Minh , nói là lực lượng Đồng Minh nhưng thật sự là chỉ có quân đội Mỹ. Ngay sau khi đặt chân đến Tokyo, MacArthur ra lệnh cho các binh sĩ dưới quyền ông không được trả thù người Nhật vì bất cứ lý do gì và ưu tiên hàng đầu của ông là phải lo cho người dân Nhật qua khỏi cơn đói rách do các hậu quả của chiến tranh.
Việc chọn lựa tướng Tướng MacArthur trong vai trò này là một quyết định sáng suốt của Tổng Thống Truman và là một may mắn cho người Nhật. Trong số tướng lãnh của Mỹ lúc bấy giờ, MacArthur là người có hiểu biết nhiều nhất về văn hóa Nhật Bản, cuộc đời binh nghiệp của ông trải qua phần lớn ở Á Châu. Chính yếu tố này giúp ông dễ dàng thực hiện các cải tổ cần thiết cho nước Nhật và được người Nhật kính trọng mặc dầu truyền thống của Nhật Bản khó có thể chấp nhận ngoại quốc cai trị mình.
Trong 5 năm rưỡi điều hành nước Nhật, MacArthur đã thực hiện những cải cách toàn diện về hành chính, xã hội, giáo dục, cách thức bầu cử và đất đai... Về phương diện kinh tế ông chủ trương một mô hình kinh tế tự do cạnh tranh giống như ở Mỹ và khuyến khích người Nhật tham gia vào thương trường để tạo ra một môi trường kinh doanh sôi động hơn.
Hiến pháp mà nước Nhật sử dụng cho đến ngày hôm nay là do MacArthur và bộ tham mưu soạn thảo. Hiến pháp mới này dựa Hệ thống của Anh (Westminster System). Trong đó những quyền tự do của con người được tôn trọng triệt để. Hiến pháp này cũng xác định là Nhật Hoàng chỉ là biểu tượng tinh thần giống như Vua hay Nữ Hoàng của Anh.
Trong thời gian từ 1945 đến 1951, với chương trình viện trợ Marshall, người Mỹ đã đổ vào nước Nhật hàng tỉ đô la, cộng với những ý kiến sáng suốt và những chương trình cải cách thiết thực của Tướng MacArthur - đã để lại một dấu ấn sâu đậm và ảnh hưởng lâu dài đối với nước Nhật. Nhờ vậy chỉ 25 năm sau chiến tranh nước Nhật trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới. Dĩ nhiên kết quả này phần lớn cũng do sự nỗ lực làm việc, sự hy sinh và tinh thần của dân tộc Nhật Bản.
Một quyết định sáng suốt khác của tướng MacArthur trong giai đoạn này là ông chống lại việc đưa Nhật Hoàng Hirohito ra Tòa Án Quốc Tế như một tội phạm chiến tranh sau khi chiến tranh chấm dứt. Bản án này nếu xảy ra sẽ từ chung thân tới tử hình. Về phần Nhật Hoàng Hirohito, ông đứng ra nhận tất cả trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ yêu cầu. Tướng McArthur đã không đòi hỏi Nhật Hoàng từ chức.
Có người lý luận là những tướng lãnh, những viên chức chính quyền bị xem là tội phạm chiến tranh và bị trừng phạt chẳng qua là họ nghe theo lệnh Nhật Hoàng. Thế mà đem trị tội những người thi hành lệnh mà lại không trừng phạt người ra lệnh, tức là Nhật Hoàng, thì việc trừng phạt những người kia chẳng còn có giá trị. Nhưng tướng McArthur hành động theo thực tiễn. Ông thấy Nhật Hoàng là người được toàn dân Nhật tôn trọng nên ông muốn Nhật Hoàng được tại vị để làm biểu tượng đoàn kết dân Nhật và đem lại ổn định về chính trị. Nếu đem hạ bệ Nhật Hoàng thì khi người lãnh đạo tối cao không còn, mọi người sẽ quay ra tranh giành quyền lực, chống đối nhau, gây mất ổn định cho đất nước. Điều này không những chỉ gây một chấn động tâm lý mà còn là một sỉ nhục quá lớn đối với người Nhật. Nhật Hoàng là biểu tượng tinh thần của người Nhật. Phá vỡ biểu tượng này tức là phá vỡ kỹ cương truyền thống và cấu trúc xã hội của nước Nhật đã được gìn giữ liên tục trong suốt mấy ngàn năm.
Khi nắm quyền quản trị nước Nhật, MacArthur có tham vọng sẽ biến nước này trở thành một nước Mỹ lý tưởng, một nước Thụy Sĩ của Á Châu. Tham vọng này cuối cùng không thành công trọn vẹn vì người Nhật không muốn để mất hồn tính dân tộc của mình.
Thậm chí trong cuốn “12 người khai lập nước Nhật hiện đại” (tác giả: Sakaiya Taichi), tướng MacArtthur là người nước ngoài duy nhất, đứng thứ 10/12 với tựa “MacArthur: Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một “nước Mỹ lý tưởng”, đáng chú ý là ngay cả Thiên Hoàng Minh Trị (người khởi xướng phong trào Duy Tân) cũng không có tên trong danh sách này.
MacArthur từng nói: “Nhật Bản sẽ trở thành một nước như Mỹ, nhưng nước Mỹ ở đây không phải là nước Mỹ hiện bây giờ và một nước Mỹ lý tưởng”.
Những tham vọng của MacArthur có cái đã thành công mỹ mãn, có cái đã đi quá trớn. Nhưng tựu trung, chúng đã để lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản cho đến ngày hôm nay.
Sau 6 năm giúp nhiệt tình, đến khi thấy rằng nước Nhật đã “đủ lông đủ cánh” vững vàng về cả 3 phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, người Mỹ và người Nhật ký Hiệp Ước San Francisco ngày 8/9/1951 trao trả độc lập lại người Nhật.
Những việc làm của tướng MacArthur như thay đổi hiến pháp, thay đổi kinh tế, văn hóa sau đó có điều được bỏ đi, có điều chỉ áp dụng ở một mức độ nào đó hoặc chỉ có ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội Nhật đến một mức nào đó.Điều đã thay đổi nước Nhật là phe quân nhân mất ảnh hưởng và không còn can thiệp vào kinh tế, chính trị Nhật nữa . Quân đội Nhật chỉ giữ vai trò phòng vệ quốc gia chứ những người lãnh đạo quân đội không làm kinh tế, không can thiệp vào đường lối của chính phủ do dân bầu.
Cuối cùng sau khi rời khỏi nước Nhật, tướng MacArthur chẳng những không bị oán ghét mà còn được dân Nhật xem như là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng nên một nước Nhật hiện đại. Người Nhật đã bày tỏ sự kính trọng và biết ơn những đóng góp to lớn của MacArthur khi gọi ông là vị Shogun Mỹ. Shogun nghĩa là Sứ Quân, là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị nạn sứ quân chia cắt. Một chức danh đối với người Nhật là đỉnh cao của sự trọng vọng, thán phục.
Thế giới biết đến nước Nhật với Thần Đạo và tinh thần Samurai quật cường, một đất nước cho đến sau Thế chiến thứ 2 với chủ nghĩa Dân Tộc thống lĩnh hệ tư tưởng của xã hội. Người dân Nhật đã chấp nhận bị những thành phần theo chủ nghĩa Dân tộc cực đoan gắn cho khái niệm “hèn nhát” đầy ấu trĩ để chấp nhận MacArthur ,và nước Nhật đã chấp nhận bỏ đi mọi hằn thù ngay khi những hậu quả của chiến trận còn đang hiển hiện. Người Nhật có lựa chọn để chiến đấu với quân đội Mỹ cho đến giọt máu cuối cùng, nhưng họ đã không làm như vậy, họ chọn cách bỏ qua thù hằn định kiến để hướng đến một tương lai cho con cháu sau này. Người Nhật đã cho thấy hai điều: Khi một đất nước nỗ lực thì không gì là không thể và sự bao dung giữa con người với con người thậm chí với kẻ thù của mình luôn tốt hơn giữ lại những định kiến thù hằn.
(Cao Sơn tổng hợp & sưu tầm trên Net.)
Không có nhận xét nào