Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã thừa nhận Nguyễn Văn Hoá là phóng viên của đài. Vậy vấn đề pháp lý đặt ra là RFA có trách nhiệm dân sự như thế nào...
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã thừa nhận Nguyễn Văn Hoá là phóng viên của đài. Vậy vấn đề pháp lý đặt ra là RFA có trách nhiệm dân sự như thế nào đối với Nguyễn Văn Hoá?
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Văn Hoá đã bị kết án 7 năm tù giam về tội tuyên truyền chống nhà nước, vì hành vi làm ra và phát tán các phóng sự về thảm họa môi trường ở Hà Tĩnh do Formosa gây ra. Theo đó, có thể nói Hoá bị bắt và bị bỏ tù vì công việc trong tư cách là một phóng viên của RFA, làm ra các phóng sự cho đài RFA sử dụng.
Như vậy, khi đặt đài RFA và Nguyễn Văn Hoá vào mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động, thì khi người lao động bị tai nạn, bị vướng vào vòng lao lý trong quá trình thực hiện công việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ họ như thế nào?
Tôi không biết đài RFA có hỗ trợ cho Hoá thỏa đáng trong suốt 7 năm tù hay không khi Hoá vẫn còn người lệ thuộc là mẹ già. Tôi rất hoan nghênh đài RFA cung cấp thêm thông tin về vấn đề này để thể hiện là người sử dụng lao động có trách nhiệm.
Qua đây tôi cũng muốn lưu ý đến những người anh em phóng viên VN đang làm việc cho các hãng truyền thông nước ngoài, cũng như những người anh em hoạt động nhân quyền ở VN đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, trước khi ký hợp đồng lao động với các tổ chức có đăng ký pháp nhân, anh em cần tiến hành đàm phán về các điều khoản rủi ro trong quá trình thực hiện công việc cũng như trách nhiệm dân sự của bên sử dụng lao động khi anh em vướng vào vòng lao lý.
Thí dụ như, khi anh em bị tống vô tù 10 năm vì thực hiện công việc theo như mô tả trong hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả 70% lương mỗi tháng trong suốt 10 năm đó cho đến khi anh em ra tù. Có như vậy anh em mới có thể vững tâm với đam mê và lý tưởng của mình.
Phạm lê vương các
Không có nhận xét nào