[VENEZUELA SOCIALISM FAILED - CNXH LÀM VENEZUELA THẤT BẠI] Hiện tại Venezuela đang rơi vào khủng hoảng. Tình hình tồi tệ tới mức hơn phân nử...
[VENEZUELA SOCIALISM FAILED - CNXH LÀM VENEZUELA THẤT BẠI] Hiện tại Venezuela đang rơi vào khủng hoảng. Tình hình tồi tệ tới mức hơn phân nửa thanh niên đang tìm cách xuất ngoại, hàng hóa ở siêu thị luôn thiếu, 80% dân số đang sống dưới mức nghèo đói, siêu lạm phát lên tới mức 1 triệu phần trăm và gần như không thấy hồi kết.
Nhưng tình hình trước đây không hề như vậy. Vào thập niên 50-60, Venezuela là một trong những nước giàu có nhất Trung/Nam Mỹ với lượng dữ trữ dầu hàng đầu thế giới. Mọi ước tính đều cho rằng đây sẽ là một cường quốc kinh tế ở trong khu vực Latin. Nhưng từ thập niên 1990 trở đi, nhất là từ nhiệm kỳ của Hugo Chavez, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Từ một quốc gia thịnh vượng, Venezuela đã trở thành một lãnh thổ nghèo đói.
Vậy nguyên nhân cho vấn nạn này là gì? Cũng như bao quốc gia khủng hoảng khác, những lý do đều tương tự nhưng có thể nói bằng một từ, CNXH.
1. QUỐC HỮU HÓA KINH TẾ - Chính phủ nắm quá nhiều doanh nghiệp sản xuất và điều hành quá tệ. Với hơn 500 doanh nghiệp nhà nước, tầm 70% đang làm ăn thua lỗ. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đã thâu tóm và tiêu diệt nền kinh tế tư nhân. Họ không có động lực để kiếm lời mà chỉ muốn lỗ để hưởng trợ cấp, và số tiền đó chảy thẳng vào túi của các quan chức đang điều hành.
2. TỊCH THU ĐẤT, GIỚI HẠN TƯ HỮU - Như đa số các cựu thuộc địa Tây Ban Nha, Venezuela có một hệ thống sở hữu đất đai rất rườm rà và mập mờ. Để được công nhận quyền sở hữu của mình, các nông dân phải chứng minh nguồn gốc đất đai của mình cho tới tận năm 1848, một điều hết sức phi lý. Đây chỉ là một trong vô số điều lệ khác trong luật đất đai. Hậu quả là hầu hết các nông dân không thể sở hữu đất, không thể đem nó thế chấp để vay vốn, không thể đầu tư lâu dài. Các quan chức thì lợi dụng quyền tịch thu đất vì mục đích chung để bán và kiếm lợi khiến đất đai trở thành tài sản của tầng lớp cai trị chứ không phải tư nhân.
3. CẤM GIAO DỊCH NGOẠI TỆ TỰ DO - Một điều ít ai nhắc tới là việc chính phủ Venezuela lại cố định hóa tỷ giá, cấm giao dịch ngoại tệ tự do, tỷ giá được quyết định bởi chính quyền và nó khiến vốn và hàng hóa không thể được trao đổi tự do với bên ngoài. Ví dụ tỷ giá là $1 USD/30 VEF thì chính phủ lại cố định là $1/3. Không có đầu tư nước ngoài, không nhập khẩu thì không có hàng hóa. Vì lẽ đó nên không có doanh nghiệp nước ngoài nào muốn đầu tư vào vì sẽ nắm chắc phần lỗ. Điều này dẫn đến sự thiếu thốn về mọi mặt hàng.
4. SIÊU PHẠM PHÁT - Vấn đề này thực ra rất đơn giản. Chính quyền vì giới hạn doanh nghiệp tư nhân, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước, khóa tỷ giá ngoại hối cho nên đất nước không thể sản xuất và làm ra giá trị. Kèm với cỗ máy hành chính khổng lồ, chính quyền Venezuela lại sử dụng phương pháp kinh điển để duy trì, in tiền. Càng in tiền thì đồng tiền càng mất giá. Khi lượng tiền càng tăng nhưng hàng hóa thì không thì dẫn đến lạm phát. Và khi tốc độ và số lượng tiền được in quá nhanh thì đây là siêu lạm phát, ước tính đã lên tới hơn 1 triệu phần trăm.
5. LỆ THUỘC VÀO DẦU - Dầu chiếm tới 98% doanh thu xuất khẩu của Venezuela. Vì sao lại có hiện tượng này? Chính phủ Venezuela đã quốc hữu hóa gần như tất cả doanh nghiệp lớn, giới hạn kinh tế tư nhân, và lệ thuộc vào sản xuất dầu vì nó là tài nguyên có sẵn. Khi giá dầu đang ở mức cao thì không sao, nhưng khi nó giảm thì doanh thu cũng giảm theo, dẫn đến ngân sách cạn kiệt.
6. CHÍNH SÁCH CỰC TẢ/CNXH - Khi nói tới chính quyền Venezuela thì chúng ta sẽ nghĩ tới Hugo Chavez. Nhưng ông không phải là vấn đề chính vì chỉ là một lãnh đạo trong cỗ máy tham nhũng. Nhưng ông ta có thể được coi là người khởi đầu cho làn sóng quốc hữu hóa nền kinh tế và tạo ra lợi ích nhóm. Kể từ khi nhậm chức vào năm 1998, Chavez đã thực hiện chính sách kinh tế và chính trị cực tả. Từ việc thâu tóm quyền lực, tiêu diệt truyền thông tư nhân, tịch thu đất đai, mở rộng bộ máy hành chính và quốc hữu hóa nền kinh tế - ông ta đã biến Venezuela từ một nền kinh tế tư bản sang nền kinh tế CNXH dưới danh nghĩa dân chủ và công bằng. Điều nực cười là người dân vẫn ủng hộ ông ta và chính sách cực tả thất bại vẫn được tiếp tục bởi tổng thống Nicolas Maduro hiện tại.
Venezuela thất bại không phải vì người dân, thị trường hay yếu tố tự nhiên - mà vì chính sách cực tả và CNXH của chính quyền. Thay vì phát triển nền kinh tế tư nhân, chính phủ lại tiêu diệt. Thay vì để thị trường vận hành, chính quyền lại quốc hữu hóa sản xuất. Thay vì mở cửa giao thương, chính quyền lại đóng của để bảo vệ lợi ích nhóm. Chẳng có một nền kinh tế nào có thể phát triển dưới sự cai trị độc tài. Venezuela là minh chứng cho sự thất bại của CNXH và chính sách cực tả.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào