Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÁY NHÀ CHẠY BỒN HOA.

CHÁY NHÀ CHẠY BỒN HOA. (Bài về Giáo dục số 4) . Lẽ ra, từ bài này, tôi phải đi vào cốt lõi của vấn đề giáo dục nhưng thật vô tâm, nếu để cuộ...

CHÁY NHÀ CHẠY BỒN HOA.
(Bài về Giáo dục số 4)
.
Lẽ ra, từ bài này, tôi phải đi vào cốt lõi của vấn đề giáo dục nhưng thật vô tâm, nếu để cuộc tranh luận về GD cứ tiếp diễn vô độ như hiện nay. Thành ra lại phải gõ những dòng này với một hy vọng thống thiết là anh chị em chúng ta sẽ dẹp nó đi, dành sự quan tâm cho những việc khác.
.
NHỮNG PHÉP SO SÁNH MẤT CHUẨN.
Cung cách đấu tranh hiện nay xung quanh vấn đề này, loại trừ số ý kiến phỉ báng, bốc đồng ra, còn một diện “Nặng ký” là giới học giả, giới được học hoặc ủng hộ CNGD và giới như có khuynh hướng muốn giữ kiểu GD đại trà.
Những nhóm này dùng công cụ “so sánh” ra làm vũ khí tấn công nhau và gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng.
Nhóm CNGD thì nhìn nhận cách GD cũ là rất tệ, cần cải cách (và nó có nhiều điểm tệ thật). Nhóm chống CNGD thì chứng minh CNGD chỉ là chuồn chuồn đạp nước, tạo ra vài nét “mới” rồi làm phách, khuyếch đại nó lên thành một “công nghệ”.
.
Phần tôi, tôi cam kết bằng danh dự là tôi KHÔNG THUỘC HAI NHÓM TRÊN. 
Tôi thấm nhuần câu ngạn ngữ phương tây:
.
Có hai câu chuyện vui, thiết nghĩ các bạn đang “căng” nên tiếp thụ.
Câu chuyện thứ nhất là trong một cuộc tán dóc, một cậu thông báo: Này, các vị biết không? ăn cơm là chết người đấy!.
Sau một hồi ồn ào, cậu ta giải thích: 100% những người đã ăn cơm rồi sẽ…chết cả!.
.
Câu chuyện thứ hai “chua” hơn.
Một nhà khoa học bỏ một con cào cào vào cái lồng kính. Ông vỗ tay và hét to lên, con cào cào nhảy dựng lên.
Ông đem con vật ra, cắt hết chân rồi bỏ lại, vỗ tay và hét.
Con cào cào nằm im. Ông ghi vào sổ tay “khi bị cắt hết chân, con cào cào bị điếc!”
.
Ngoài hai câu chuyện trên, ngày nay chúng ta bắt gặp nhan nhản những quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng kiểu ăn rau này, quả này trị …bay ung thư!. Uống trái kia hết sạch bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Có bạn trẻ nuôi con dưới một tuổi, nghe “bác sỹ google” nên kiên quyết không cho con mình ăn thức ăn có muối, mắm!.
Trong quá trình tranh luận nảy lửa trên thì hầu như bên A hay bên B đều nỗ lực đưa ra những mặt mạnh của mình, thiếu hẳn quan điểm tiêu chuẩn hoặc ít ra, nó là sự biện giải khoa học, sự nhìn nhận khách quan, phủ tràn lên cả không gian giáo dục chung (như bS Lê Bá Vận hoặc như tôi đang làm) .
Như thế, khó mà đi đến đồng thuận. Khó mà hiểu khác việc ăn cơm dẫn đến chết người và con cào cào bị điếc khi bị cắt chân. Sự phiến diện trong nhận thức, hiện có ở không ít những học giả lớn.
.
Tiếc thay.
.
Để giải tỏa vấn đề này ( vấn đề tranh luận đến cùng, quyết chiến thắng của các vị ) tôi chọn cách làm của mình bằng 10 câu hỏi sau đây, thiết nghĩ sau khi bình tĩnh, tự vấn và trả lời thỏa đáng, bạn sẽ thấy con cào cào không điếc và ăn cơm rất …an toàn.
.
GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN GÌ???.
.
1. CNGD và giáo dục truyền thống hiện nay dùng quỹ thời gian 12 năm có hợp lý không? (tôi cam kết và chứng minh trong những bài tới là KHÔNG HỢP LÝ.) Có thể có “công nghệ giáo dục đích thực giải quyết chuyện này)
.
2. Giáo dục đại học dùng quỹ thời gian 4 năm trở lên có hợp lý không? (tôi cam kết là dư ít nhất 1 năm, nếu lược bỏ khối kiến thức rơm rác, lùng bùng, tiện đây nói thêm: trong những bài tới, tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng minh những luận điểm của mình là hợp lý, bởi vậy, tôi nói khung thời gian đằng đẵng 12 năm là không hợp lý.
.
3. Lương bổng, đầu tư GD tổng thể như hiện nay có đáp ứng cho nhu cẩu sử dụng nhân lực chất lượng cao không?. Có bảo đảm cho việc “dạy tốt, học tốt không?) Tôi nói là không!.
.
4. Nội dung giáo khoa, sách ăn theo giáo khoa hiện nay ( cả bên CNGD) có quá dư, quá bất hợp lý cho cấp phổ thông không?.
Tôi nói là dư rất nghiêm trọng.
Sự dư dả quá đáng này có gây nên gánh nặng cho hàng triệu phụ huynh và tạo nên đặc quyền đặc lợi cho một nhóm quyền lực không ?. Tôi nói là có.
Tôi cũng nói: có thể đẩy 40% kiến thức vớ vẩn đang có trong sách hiện nay ra ngoài mà không gây hại gì cho trẻ.
.
5. Mục đích của CNGD có nằm kiến tạo một căn bản giáo dục mà cái mới làm THAY ĐỔI ĐƯỢC CUỘC SỐNG, HỌC ĐƯỜNG hay chỉ giới hạn mục đích như đã thấy?
.
6. Không ai nói khác là GDVN thoái trào nghiêm trọng hơn 40 năm nay, việc này góp phần đắc lực cho những tổn hại về kinh tế, đạo đức, phát triển. 
Có thể nói là GD (trong đó có CNGD) có phải đã bất lực, đã bó tay không?
Vài phát kiến về ngữ âm, về vài môn học sơ giản được áp tại vài lớp thấp của  CNGD có cứu vãn được cảnh này không?
.
7. Hiện nay, dòng tiền chi cho học thêm tiếng Anh và ngoại ngữ nói chung, sau khi học sinh đã có ít nhất 6 năm học ngoại ngữ ở trường phổ thông VN là hàng trăm ngàn tỷ trong 30 năm qua.( Tôi sẽ gửi các bạn nhìn nhận của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Giao, một cây đại thụ, giỏi 6 ngoại ngữ và đang làm chủ một CN dạy ngoại ngữ tiên tiến ở TP HCM sau)
Hiện nay số trường “quốc tế” dạy cho tiểu học, trung học phổ thông phát triển như vũ bão trong khi, phải hét to lên một tiếng: Lực lượng sư phạm VN dư sức làm thật tốt việc này trên đất nước của mình.
Số tiền bà con ta bỏ ra, có một phần lớn đổ vào túi nước ngoài. Nguồn tiền này dư đủ để làm con đường sắt cao tốc, một con đường bộ cao tốc từ Cao Bằng vào Cà Mau mà không cần một đồng nào từ ngoại quốc. 
Ngành GD (kể cả khối thực nghiệm) gần như bó tay ngồi nhìn, hoặc vẫn đầu tư, vẫn nước chảy bè trôi như cũ có phải là yếu kém không ?!.
.
8. Cái gọi là “lấy học sinh làm trung tâm” nghe leng keng và thơm phức. Được coi là ưu điểm của Giáo dục công nghệ có những vấn đề gì?.
“học sinh” đủ sức, đủ trí để “làm trung tâm” là tuổi nào?.
10 tuổi, 15 tuổi hay lũ trẻ chưa biết đi đái sao cho không ướt quần?!.
Và, nhìn vào giáo trình, thì thấy cái đích “lấy học sinh làm trung tâm” ấy nhiều khi rất xa lạ với tâm sinh lý các em.
Những …“Trung tâm” 9 tuổi, học lớp ba, hoàn toàn không cần học để biết “nước ta dùng cây gì làm lương thực chính”. “trung tâm” ấy cũng có thể thấy trong đầm có vài loài hoa đẹp hơn sen. “Trung tâm” ấy nếu không được đến trường, thất học luôn cũng có thể biết bàn tay bị chặt mất hai ngón thì còn mấy!. Đủ biết CNGD đang lấy học sinh làm cái gì?.
Trong những bài tới, tôi sẽ chỉ ra một hình ảnh đích thực của việc “lấy học sinh làm trung tâm” xác đáng hơn.
.
9. Hiện nay, ngoài lý do chính tôi nêu ở bài số 1, còn một lý do cực kỳ nặng ký là chuyện này.
Tôi có một đơn vị tính.
Đó là số tiền của một gia đình bỏ ra cho TẤT CẢ NHỮNG GÌ THUỘC VIỆC HỌC của con cái nhân với khoảng 20 triệu gia đình đóng góp cho đẵng đẵng 40 năm qua gồm:
.
1. Tiền bôi trơn xin xỏ trường lớp.
2. Tiền sách vở, học cụ. 
3. Tiền “tự nguyện” góp cho Hội phụ huynh để chuyển cho thầy.
4. Từ tiền ôn luyện thi cử.
5. Tiền học thêm từ lớp trước lớp 1 đến…Tiến sỹ.
6. Tiền học thêm ngoại ngữ.
7. Tiền lãng phí tiền bạc để học 02 năm trong giả định rút bớt kiến thức thừa, gọn lại cấp phổ thông trong 10 năm ( tôi sẽ nói ở phần sau)
8. Tiền mỗi năm ngàn tỷ mua sách giáo khoa.
9. Tiền nhân công đưa đón học sinh, xăng xe.
10. Cuối cùng là tiền từ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC.
.
Tạm vậy thôi, còn nhiều khoản nữa, như hình ảnh ở Sơn Đồng, Hoài Đức HN vừa qua.
.
Nay, tất cả từng ấy tiền, nếu thu gọn về một mối duy nhất, chi cho một ngõ duy nhất là : MỘT HỆ THỐNG TRƯỜNG, MỘT PHƯƠNG PHÁP CHUẨN (Có tham khảo CNGD của Mr Hồ Ngọc Đại và nhiều phương pháp khác), MỘT BỘ SÁCH CHUẨN. Một cung cách GD phù hợp, một niềm vui, niềm tin của cả giáo chức và nhân dân.
.
Thì:
Chừng ấy tiền dư đủ để kiến tạo một nền giáo dục tiên tiến, hoàn toàn miễn phí cho 3 cấp phổ thông của nền giáo dục VN!.
.
Nói thêm: Mức lương của thầy cô giáo có thể khoảng hơn 1000USD và số giờ phải cò cưa trên trường bớt đi mỗi ngày, từ một đến 2 giờ. Mỗi năm bớt một tháng. Cả học trình phổ thông bớt khoảng một đến 2 năm.
Các em sẽ vô cùng sung sướng khi cắp sách đến trường.
Luận điểm này, giải pháp này tôi sẽ đưa ra ở bài số 6. Mời các bạn đón xem.
.
Trong dòng tư duy này, ta sẽ phải nhìn nhận: Kiểu giáo dục hiện nay (cả giáo dục đại trà, cả các kiểu giáo dục khác) đang nương theo cái tính ỳ vỹ đại và cùng chịu trách nhiệm về sự lãng phí khổng lồ này.
.
Những người làm giáo dục, từ Chính Phủ đến nhà trường  đều phải chịu trách nhiệm về việc TƯỚC ĐOẠT quyền được hưởng một nền giáo dục như tôi giả định của nhiều thế hệ và ta hoàn toàn có thể làm được như trên đây.
.
10. Câu này nhằm kéo bạn đọc trở lại mặt bằng cuộc tranh luận vô lối này.
Khi ta trả lời vô tư, khách quan, khoa học 9 câu trả lời trên, ta sẽ âm thầm thấy tính cực đoan, thiên tả, thiên hữu, thiên kiến là nhạt phèo so với ngôn ngữ cuộc sống, so với đòi hỏi của cuộc sống.
Ta mới thấy ta đã hao tốn tâm lực, thời gian cho một việc bé nhỏ, tầm thường.
Ta sẽ thấy Cải cách (dăm sáu lần) vừa qua là vô dụng, ở rất xa câu số 9 trên.
Ta sẽ thấy đóng góp của GDTN, CNGD là rất giới hạn, nếu không nói là tủn mủn, không thật sự “cách mạng”.
Nó có hình tượng trong câu ngạn ngữ “Cháy nhà chạy bồn hoa” của người xưa.
Giáo dục VN cần thuốc đặc trị.
Bà con để tôi thở cái đã.
Ngày mai tôi sẽ kê đơn!.
.
Ngày 15/9/2018
Nguyễn Huy Cường.




Không có nhận xét nào