Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHỈ LÀ SHOW KIẾM ĐÔ LA CỦA ANH ỦN.

GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHỈ LÀ SHOW KIẾM ĐÔ LA CỦA ANH ỦN. Nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình ...

GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHỈ LÀ SHOW KIẾM ĐÔ LA CỦA ANH ỦN.

Nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và hoạt động của lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ là màn “show” trình diễn, kênh truyền hình ABC News cho biết.



"Cuối cùng tôi cho rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên không muốn phi hạt nhân hóa. Ông ta sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng muốn ra vẻ là nhà lãnh đạo mở, hòa bình và hợp lý", — ông Rubio tuyên bố trong phỏng vấn với kênh truyền hình.

"Đó chỉ là show thôi. Kim Jon-un thả ba người Mỹ vô tội, phá hủy cơ sở hạt nhân có lẽ đã lỗi thời… Ngoài ra có điều quan trọng hơn, địa điểm ông Kim cho phá hủy là bãi thử nghiệm. Nhưng ông có thể thử nghiệm vũ khí ở bất cứ đâu",

Các chuyên gia tin rằng Triều Tiên có khả năng che giấu hàng trăm kg nguyên liệu hạt nhân khỏi sự giám sát của các thanh tra viên và có thể nhanh chóng tái khởi động chương trình chế tạo bom ngay cả khi nước này tuyên bố phi hạt nhân hóa.

Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu do Siegfried Hecker, cựu giám đốc phòng thí nghiệm vũ khí Los Alamos tại Mỹ, ước tính cho tới cuối năm 2017, kho vũ khí của Triều Tiên có khoảng từ 250-500 kg uranium-235 được làm giàu (HEU) và khoảng từ 20-40 kg plutonium-239 (Pu-239). Đây là hai nguyên liệu quan trọng nhất để chế tạo bom. Thông thường một quả bom nguyên tử cần từ 4-10 kg plutonium ở cấp độ vũ khí, hoặc khoảng 15 kg HEU.

“Với nguyên liệu, kiến thức và các nhà khoa học có kinh nghiệm, Triều Tiên có thể chế tạo vũ khí trở lại. Một hệ thống kiến thức rất khó để loại bỏ”, một chuyên gia tại Viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc (CAEP) nhận định.

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên  là đề tài chính trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore . Mặc dù hai nước vẫn chưa thống nhất về khái niệm “phi hạt nhân hóa”, song xét trên quan điểm của Mỹ, quá trình “phi hạt nhân” hóa đồng nghĩa với việc Triều Tiên phải cho phép thanh tra viên giám sát và từ bỏ toàn bộ nguyên liệu phân hạch của nước này.

Tuy nhiên, không ai biết chính xác số lượng nguyên liệu hạt nhân mà Triều Tiên đang có là bao nhiêu, đặc biệt là HEU. Ngoài ra, các cơ sở làm giàu uranium cũng rất dễ che giấu.

“Làm giàu uranium là hoạt động có thể che giấu dễ dàng nhất và gần như không thể giám sát và xác thực”, Zhao Tong, chuyên gia về chương trình chính sách hạt nhân tại Bắc Kinh, cho biết.

Hiện lò phản ứng duy nhất còn hoạt động tại Triều Tiên nằm ở tổ hợp Yongbyon và có khả năng sản xuất 6 kg plutonium mỗi năm. Một lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm khác cũng đang được xây dựng và sắp đi vào hoạt động, từ đó sẽ tăng khả năng sản xuất plutonium của Bình Nhưỡng. Tháng trước, Triều Tiên cũng cho nổ tung các đường hầm tại khu thử hạt nhân duy nhất Punggye-ri trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế.

Trong đợt thanh tra năm 1992, Triều Tiên tuyên bố nước này chỉ có 90 gram plutonium-239, nhưng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tin rằng Bình Nhưỡng sở hữu nhiều hơn thế, có thể vài kg.

Mỹ tuyên bố muốn Triều Tiên từ bỏ “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” vũ khí hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc các thanh tra viên sẽ phải giám sát tất cả các khía cạnh của chương trình hạt nhân Triều Tiên, từ các cơ sở sản xuất cho tới các bãi thử nghiệm.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton từng đề xuất áp dụng mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Libya cho Triều Tiên. Trước đó, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từng đồng ý chuyển toàn bộ thiết bị, nguyên liệu, tài liệu hạt nhân, thậm chí cả máy ly tâm sang Mỹ theo thỏa thuận hạt nhân với Washington. Tuy vậy ý tưởng này của ông Bolton đã vấp phải sự phản kháng của Triều Tiên, và Washington dường như đã từ bỏ cách tiệp cận này.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm  8/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Tổng thống Donald Trump sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên sự đảm bảo an ninh mà nước này đang tìm kiếm nếu chính quyền Bình Nhưỡng tiến hành các động thái nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ chỉ diễn ra sau khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Theo một nghiên cứu của chuyên gia Kwon Hyuk Chul của Đại học Kookmin (Hàn Quốc), tổng chi phí, bao gồm những khoản trực tiếp để giải trừ kho vũ khí, tới những khoản gián tiếp như viện trợ kinh tế cho Triều Tiên có thể sẽ đạt đến ngưỡng 20 tỷ USD.

Dương Hoài Linh

Không có nhận xét nào