- Thích Ca ( 624-544 trước CN), một đạo sư giác ngộ ở Ấn Độ : * "Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì đó là truyền thống lâu đời, đượ...
- Thích Ca ( 624-544 trước CN), một đạo sư giác ngộ ở Ấn Độ :
* "Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì đó là truyền thống lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì tập quán, thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.
Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì đó là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin tưởng vào một điều gì chỉ vì điều đó được nói bởi sư phụ hay huynh trưởng, những người có uy quyền và uy tín.
Hãy tin tưởng điều gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn".
* "Này các tỳ-kheo ! Cũng như người khôn ngoan chỉ chấp nhận vàng sau khi đã thử nghiệm bằng cách nung nóng, cắt gọt, nén dập nó, những lời của ta cũng vậy, chỉ được chấp nhận sau khi đã kiểm tra chúng, chứ không phải do sự tôn kính ( đối với ta ) ..."
- Aristoteles ( 384-322 trước CN ), triết gia người Hy Lạp :
"Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy".
- Mạnh Tử ( 372-289 trước CN ), triết gia người Trung Hoa :
"Tận tín thư bất như vô thư".
- Leonard De Vinci ( 1452-1519 ), họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, triết gia ..., được coi là một thiên tài toàn năng người Ý :
"Ai không tôn kính thầy, đó là người không có trái tim. Nhưng nếu tôn kính mà cứ lẽo đẽo theo lời thầy, đó lại là người thiếu hẳn cái đầu - một cái đầu biết tự làm việc có sáng tạo".
- Oscar Wilde ( 1854-1900 ), văn sĩ người Ireland :
"Ấy, đừng nói rằng bạn đồng ý với tôi. Khi mọi người đồng ý với tôi, tôi luôn có cảm giác rằng chắc tôi phải sai rồi".
- Picasso ( 1881-1973 ), họa sĩ và điêu khắc gia người Tây Ban Nha :
"Mọi hành động sáng tạo trước tiên là một hành động hủy diệt".
...
Sống lâu dưới các chế độ độc tài - chuyên chế - toàn trị - đảng trị, dưới một nền giáo dục ngu dân - định hướng - rập khuôn, con người bị mất tư duy Nghi Ngờ - Phản Biện - Phản Tỉnh, thường lấy lời nói - hành động - "vừa đi đường vừa kể chuyện" - "cuộc đời đạo đức" của các lãnh tụ - đại tướng - bí thư làm "kim chỉ nam" - "hòn đá tảng" - "sợi chỉ đỏ" để "học tập làm theo" ...
Tôi vẫn nghĩ rằng, thành công của một tác phẩm, dù ở bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không phải là ấn định tư duy theo một hướng nào đó, mà là gợi mở tư duy đa chiều !
Giáo dục phải mang triết lý Khai Phóng, gợi mở Tư Duy đa chiều !
Canh Le
Không có nhận xét nào