[KÝ TÚC XÁ ĐHQG VS KINH TẾ CNXH] Là một sinh viên đang ở trọ trong khu Ký Túc Xá (KTX) Đại Học Quốc Gia (ĐHQG), tôi thấy nó có nhiều điểm tư...
[KÝ TÚC XÁ ĐHQG VS KINH TẾ CNXH] Là một sinh viên đang ở trọ trong khu Ký Túc Xá (KTX) Đại Học Quốc Gia (ĐHQG), tôi thấy nó có nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế CNXH của Việt Nam. Dù rất ghét nhưng nhiều bạn vẫn cắn răng vô ở để tiết kiệm. KTX là một xã hội thu nhỏ, nó đại diện cho sự quái đảng của đất nước hiện tại. Sau một thời gian trải nghiệm KTX khu A ĐHQG, tôi rút ra được những điều sau đây:
Trước tiên phải nói về con người cái đã:
1. Thành phần ở KTX đến từ mọi nơi, mọi miền, mọi tầng lớp: Bắc Kỳ có, Nam Kỳ cũng có, giàu có, nghèo cũng có, đại gia cũng có, trai xinh trai gấu hay gái xinh gái xấu cũng không thiếu.
2. Như ở bên ngoài xã hội, nạn ăn cắp vặt và mất đồ diễn ra như bệnh dịch. Ra khỏi phòng mà không khoá cửa cẩn thận thì khả năng mất đồ là cao, tuy nhiên nếu khoá cửa rồi thì khả năng đó sẽ thấp hơn được một chút. Tóm lại, chuyện mất đồ là trời định rồi, khoá cỡ nào nó cũng cắt được hết.
3. Sinh viên giàu thì chơi đồ Adidas, Converse và Nike. Còn mấy đứa nghèo thì dép lào mua từ dưới quê đem lên. Giàu thì xe máy, xe đạp, nghèo thì buýt. Ai siêng thì kiếm việc làm, không siêng thì chờ hết tháng ba má gửi tiền lên.
4. Bảo vệ gác cửa cũng thuộc dạng cho có, hên xui, để người lạ vào ra dễ dàng. Cái cổng chính nó giống y chang cái biên giới phía bắc Việt Nam.
5. Lâu lâu thì nghe có đứa chết do tắm hồ đá, có đứa bị cướp và hiếp vì đi chơi về trễ ngang mấy đoạn đường vắng, có đứa bị móc túi trên xe buýt, có đứa để xe tạm dưới phòng cũng bị trộm mất.
Về nền kinh tế thì khỏi nói, giống y chang CNXH của đất nước này. Như ai cũng biết thì nền kinh tế VN là sự tổng hợp giữa thị trường và định hướng XHCN, KTX ĐHQG cũng vậy:
1. KTX cũng có thu “phí KTX”, giống như thuế người dân phải nộp cho nhà nước. Phí này dùng để duy trì hệ thống nhà cũng đã khá cũ kĩ, điện với nước thì mỗi phòng tự trả.
2. Ở dưới mỗi nhà, Ban Quản Lý (BQL) KTX cho tư nhân bên ngoài vào thuê và kinh doanh, mỗi tháng phải nộp về cho BQL một số tiền nào đó. Các doanh nghiệp nào lớn muốn làm ăn ở Việt Nam thì đều phải thông qua cánh tay của ĐCS thì mới làm ăn nổi. Điển hình như VinGroup, HAGL, Grab sở dĩ đuổi được Uber là do có ăn chia với ĐCS.
3. Cũng nhờ có các doanh nghiệp bên ngoài mà KTX có thêm các dịch vụ cho sinh viên: ăn uống, phòng intenet, bưu điện, gym, tạp hoá, giữ xe. Ăn uống trong KTX thật sự tiện lợi hơn vì đỡ phải đi bộ trăm mét ra ngoài ăn. Ngược lại, đồ ăn trong KTX không được đảm bảo về an toàn vệ sinh và đã có rất nhiều bài báo viết về vụ này rồi, tui không muốn đề cập nữa, ai chưa biết thì Google đi.
4. Đúng theo quy luật thị trường, chỗ nào ngon rẻ thì sinh viên ăn rất đông, xếp hàng dài để ăn, chỗ nào dở thì lát đát một vài đứa ăn, có lẽ vì ngại đi xa tới chỗ ngon hoặc ngại xếp hàng.
5. Cũng theo quy luật thị trường, tạp hoá trong đây do chỉ có 2 cái nên bán đồ cực kì mắc, gửi xe cũng vậy. Có thể nói rằng thằng gửi xe, thằng tạp hoá nó không cần sinh viên, chỉ sinh viên mới cần nó. Thái độ 2 con mặt lồn giữ xe ở A5 với khách hàng của nó rất mất dạy, ai muốn biết thì cứ việc thử.
6. Trong KTX cũng có Ministop (cửa hàng tiện lợi của Aeon), nơi sang trọng nhất của cả khu, nơi mà sinh viên có thể ngửi mùi tư bản rõ ràng nhất: Sạch sẽ, sáng sủa, bắt mắt, máy lạnh mát mẻ, giá cả hợp lí, thái độ nhân viên biết quan tâm khách hàng. Không lạ gì khi Ministop lúc nào cũng đông.
7. Internet là một vấn đề ở KTX, BQL chỉ cho duy nhất InetCenter là công ty độc quyền về mạng. Các bạn biết rồi đó, giá internet rất mắc: 8k/ngày, 25k/tuần, 80k/tháng cho tốc độ 6 Megabit/giây (chậm hơn 3G) và chỉ sử dụng cho một thiết bị duy nhất, tức là nếu phòng có 4 người thì phải mua 4 gói internet.
Tóm lại, nền kinh tế bên trong ktx ĐHQG chính là hiện thân của nền kinh tế thị trường nửa mùa của VN hiện nay: nền kinh tế chỉ có lợi cho những thằng tư bản đỏ, tư bản thân tộc để rồi cái người tiêu dùng nhận được là sự độc quyền về các loại nhu yếu phẩm, hỏi sao nền kinh tế không kiệt quệ. Ai đã ở đây rồi chắc chắn sẽ hiểu rõ hơn những gì tui viết ở trên, thấy thiếu thì bổ sung nhé. Các bạn sinh viên thấy chưa? Chưa ra trường, chưa đi làm vẫn phải nếm mùi kinh tế thị trường định hướng CNXH đó thôi.
Tài Xế Uber @ Viet Conservative 2.0, Ku Búa biên tập
Không có nhận xét nào