NGA VÀ HNTW 8 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Nga trong bối cảnh Việt-Trung đang biến động và tam giác Nga-Trung-Mỹ đang xoay chuy...
NGA VÀ HNTW 8
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Nga trong bối cảnh Việt-Trung đang biến động và tam giác Nga-Trung-Mỹ đang xoay chuyển.
Từ khi Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov từ chối cấp thêm tiền cho VN khi ông tiếp Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh tại một bàn tiệc chưa dọn trong điện Kremli thì tình hữu nghị Việt-Xô không còn mặn nồng nữa.
Putin lên làm lãnh đạo nước Nga sau khi nước này chuyển hoá, và với ông, cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là quá khứ và lợi ích địa chính trị của Nga trong bàn cờ thế giới mới là quyết định chính.
Về kinh tế, từ 1991 đến nay, Nga thời hậu cộng sản không còn là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nữa, hiện nay Nga xếp hạng thua xa các nước tư bản trong đầu tư và trợ giúp kinh tế Việt Nam.
Chưa kể vấn đề tiếp theo là xưa nay giới quan sát chính trị quốc tế luôn nhận định rằng tài phiệt Nga kém lòng yêu nước. Nước của họ mà họ còn không quan tâm thì họ quan tâm gì đến việc thúc đẩy kinh tế VN vì tình hữu nghị Việt-Nga.
Về địa chính trị, có thể nói Nga đã không còn coi Việt Nam là mối quan tâm nữa. Với việc tuyên bố và kiên trì ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc từ 2012, Nga đã mặc nhiên từ bỏ Biển Đông để dồn sức vào bàn cờ Trung Đông. Nga bỏ Việt Nam để đổi lại là Trung Quốc sẽ giúp Nga chiếm ưu thế trước Mỹ.
Với sự chuyển hướng của bàn cờ thế giới sau khi Trump đắc cử, mối quan tâm của Nga có thêm Bắc Triều Tiên chứ cũng không phải là Việt Nam. Nga xem việc ảnh hưởng vào Triều Tiên vì có Mỹ dọn đường trước là dễ hơn là ảnh hưởng vào Việt Nam.
Với tình hình chính trị Việt Nam, Mỹ còn khó khăn và chậm chân hơn Trung Quốc trong con cờ VN thì dĩ nhiên Nga biết mình không có cơ hội.
Mà thói thường thì “dễ làm, khó bỏ” luôn là lựa chọn của các đại cường khi muốn nhanh chóng gặt hái lợi ích. Putin có thể là nhà độc tài, nhưng bên cạnh đó cặp mắt của ông ta rất sắc bén khi nhìn ra các cơ hội chính trị.
Henry Kisinger có thể làm nhiều người Việt Nam ghét khi ông ta đề xuất làm Mỹ bỏ Đông Dương trong quá khứ, nhưng vừa qua thì chính sách Liên Nga-Kháng Trung của ông ta một lần nữa lại làm bàn cờ thay đổi và Mỹ đã quay lại Đông Dương. Người Việt Nam nên nhìn nhận lại vị trí của Kissinger, ông ta là một công dân Mỹ và chỉ vì quyền lợi của Mỹ. Cái thay đổi có chăng chỉ là chiến thuật mà thôi.
Với bàn cờ Biển Đông cũ do Tập chủ trì thì Nga ủng hộ Trung Quốc. Với bàn cờ Biển Đông mới do Trump chủ trì thì Nga ủng hộ Mỹ, hoặc trung lập để đổi lấy việc Mỹ nhường Triều Tiên. Hoàn toàn không có động cơ để Nga, dù theo Tập hay Trump, trở thành đối trọng với hai đại cường kia.
Cuộc gặp Trump-Putin vừa qua đến giờ đã lộ rõ sự thỏa thuận của hai đại cường này. Đó là việc Trump “nhắn nhủ” Việt Nam nên tiếp tục mua vũ khí từ Nga. Đề nghị này cũng cho chúng ta biết Trump hiểu rõ về đảng CSVN hơn là chúng ta tưởng. Cái thứ hai là chỉ dấu cho thấy Trump muốn nói rằng, trong tương lai dù Nga không ủng hộ Mỹ, thì Nga cũng sẽ trung lập trong tranh chấp Biển Đông. Cái đổi lại là Mỹ sẽ rút dần ra khỏi bàn cờ Triều Tiên để Nga-Nhật xử lý và duy trì ảnh hưởng.
Bàn cờ thế giới hầu như lúc này các đại cường (không kể TQ) đã thỏa thuận xong về nguyên tắc. Do đó tôi cho là chuyến đi Nga của tổng bí thư sẽ không có ý nghĩa mấy về mặt địa chính trị. Về kinh tế thì hiệu quả kêu gọi đầu tư cũng thấp mà thôi.
Các lãnh đạo đảng CSVN nên tập trung đi Mỹ sớm, đó mới là cái cần thiết. Khổ nỗi người mà Trump muốn tiếp (theo nguyên tắc ngoại giao và phù hợp tư duy chính trị) thì hiện nay đang “không khỏe”, còn những người khác thì Mỹ chưa đủ lòng tin.
HNTW 8 đang đến gần để đảng chuẩn bị về nhân sự cho khoá 13 tới. Nhưng có vẻ đường lối của đảng còn rất rối ren. Mà đường lối chưa thống nhất xong thì nhân sự làm sao lựa chọn.
H.M
Không có nhận xét nào