Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUY CƠ DỄ THẤY nhưng KHÓ CHẶN CỦA VIỆT NAM.

NGUY CƠ DỄ THẤY nhưng  KHÓ CHẶN CỦA VIỆT NAM. . Một lần, trên trang FB này tôi đã viết bài “Vỡ chợ Cầu cũng kiếm được cái kim” đề cập đến vấ...

NGUY CƠ DỄ THẤY nhưng  KHÓ CHẶN CỦA VIỆT NAM.
.
Một lần, trên trang FB này tôi đã viết bài “Vỡ chợ Cầu cũng kiếm được cái kim” đề cập đến vấn đề cố sống cố chết “ăn” ngân sách qua các dự án kỳ quái, trong lúc bóng ma nợ công ngất ngưởng ngay ngoài ngõ.
.
Nay, xem “dự án” của Hà Nội định làm “đồng phục” cho các cơ quan quản lý hành chính, tôi phải nghĩ lại chuyện này.
Khi viết bài trước, góc nhìn vào vấn đề này chỉ xoáy vào những dự án ít thiết thực như tượng đài, quảng trường, nhà hát như là những “hiện tượng”.
Nhưng nay, với Dự án “đồng phục ủy ban” thì nó hiển hiện như một vấn đề có 03 nhân tố.
.
1.Cán bộ cao cấp của HN không có tầm nhìn.
.
Cơ quan quản lý thời mà xu hướng tiến nhanh sang “chính phủ điện tử” như một xu hướng tất yếu.
Hiện nay, những vấn đề hệ trọng như xin cấp hoặc ra hạn hộ chiếu, giấy phép lái xe và nhiều thủ tục khác có thể làm trực tuyến. Đương sự có thể không phải ra khỏi nhà , cứ ngồi đó chờ nhân viên bưu điện đem sản phẩm đến tận nhà đã là chuyện hiển nhiên.
Hồi năm 1999 ở TP HCM và Hà Nội, tôi nhớ có hàng chục điểm thu tiền dịch vụ điện thoại di động. Mỗi người đi thanh toán cước hàng tháng, mất đứt nửa ngày di chuyển, lấy số, chờ trực. Ngày nay, mua một cái thẻ cào, nạp số, là xong.
Lịch sử quản lý xã hội đã trải qua 4 cấp độ:
-Quản lý bằng sức mạnh (thời có nô lệ)
-Quản lý bằng tiền (Tư bản)
-Quản lý bằng quy định hành chính ( CNXH)
-Quản lý bằng sáng tạo.
.
Hôm nay, 2018.
Tôi mới đi mua một mặt hàng tạp hóa ở một tiệm gần nhà, cái cửa hàng 30 mét vuông với vốn liếng không quá 100 triệu bạc ấy đã thực hiện việc quản lý, khuyến khich, bảo đảm chất lượng hàng hóa, khuyến khích, trả thưởng bằng thẻ từ.
Vây nhưng, lãnh đạo Tp Hà Nội, một thành phố “hàng đầu” đất nước, có vẻ như đang quay về những hình thái quản lý cổ xưa, cồng kềnh và tốn kém.
Cơ quan quản lý hành chính, từ UBND phường xã, huyện tới đây có thể tinh gọn nhỏ hơn ba lần bây giờ, chứ không phải “Hoành tráng” làm gì cả.Vô dụng.
.
2.Coi thường khoản chi tiêu thường xuyên.
Ngay ở phạm vi đạo lý, đã có câu “ăn cây nào rào cây nấy”. Những người “sáng tác” ra…sáng kiến này chính là những người đang sống bằng bầu sữa kiểu XHCN này. 
Nhưng, có vẻ như họ đang làm ngược lại: Ăn cây nào phá cây nấy!
Nếu “người mẹ” chế độ này còn, bầu sữa còn. Họ còn.
 Nếu mẹ đói lả hoặc bất tỉnh, sữa sẽ cạn.
.
Ngưỡng nợ công đang cao ngất ngưởng.
.
Những nước có GDP, có nguồn thu cao hơn ta nhiều như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Venezuela v.v…đã nhiều phen chao đảo, hấp hối là chuyện ai cũng biết.
.
“Bà mẹ ngân sách” VN thực ra rất yếu. Sức khỏe tài chính của chính phủ rất mong manh.
.
Nếu bây giờ, dự án này được phê duyệt, rồi cả nước “học tập và làm theo” Hà Nội thì không mấy chốc “bà mẹ” ngân sách sẽ hết sức sống, đổ quỵ xuống.
.
Cho nên, có thể nhìn nhận “tác giả” nào đó đưa ra ý tưởng này, thẳng thắn mà nói, nói nhẹ nhàng, lịch thiệp là không…yêu nước, không yêu đảng của họ, tư duy cực kỳ tệ.
.
3.Hệ thống công thự, công sở hiện nay đã quá dư, quá lãng phí.
Ở Việt Trì, Bắc Ninh, Nam Định, TP HCM không thiếu những “Tòa” Ủy ban xã phường cứ lừng lững như trụ sở Ngân hàng nhà nước, như Dinh Độc Lập.
.
Trong bức ảnh số 1 kèm theo bài này là một điển hình, ở một tỉnh nghèo miền trung:
.
Tòa nhà và khuôn viên đất, cơ sở vật chất của ba cơ quan: Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến Binh, Hội Nông dân Quảng Ngãi có quy mô bằng một trường Cao đẳng hay một viện nghiên cứu cỡ lớn.
.
Cần biết, những loại cơ quan này, gọi là “xuân thu nhị kỳ” họp một lần, hàng tháng tụ một lần mà có khi lại “họp” ở nhà hàng, khách sạn nhưng nó đang chiếm một khối tài sản trị giá hàng dăm chục  tỷ đồng!.
.
Tôi thầm nghĩ: Nếu “tốt tay” cho thuê, mỗi tháng mặt bằng này có thể thu trên 50 triệu và ba mươi năm nay số tiền thu được có thể xây được một bệnh viện huyện khá lớn. Sự nghiệp, công vụ của ba bốn cơ quan này có rất nhiều chỗ trong các cơ quan công quyền của tỉnh này có thể “chứa” được.
.
Còn nếu bán phắt khối tài sản này đi, gửi ngân hàng thu lãi thì nguồn thu sẽ lớn hơn bài tính trên đây 20 lần, có thể xây mới một trường đại học ở Quảng Ngãi mà vốn vẫn nguyên.
.
Thưa các bạn.
Lúc này, lẽ ra nên bàn về việc thu nhỏ, rút gọn khối cơ quan như thế này thì HN lại tính chuyện “giải quyết khâu oai” bằng một “hệ thống vỏ cơ quan” mới với những chi tiêu vô chừng trớn như nói trên, nhẹ nhất, là thói vô trách nhiệm!.
28/9/2018.
Nguyễn Huy Cường.



Không có nhận xét nào