Cái sai của logic trong phương pháp ngôn ngữ mà nhóm biên soạn sách CNGD trong bài báo dưới đây (link cuối bài) được viện dẫn ra là đang làm...
Cái sai của logic trong phương pháp ngôn ngữ mà nhóm biên soạn sách CNGD trong bài báo dưới đây (link cuối bài) được viện dẫn ra là đang làm ngược lại cái mà phương pháp của tư duy vận hành.
Họ cho rằng, họ cho trẻ học phát âm trước rồi đến học chữ viết chính là theo phương pháp đi từ tư duy trừu tượng đến tư duy cụ thể. Trong khi ngược lại, con người luôn đi từ nhận thức trực quan sinh động, cụ thể trước rồi mới lấy cái đó đem vào trong tư duy để nhận thức nó một cách trừu tượng.
Nếu một con người không có trực quan sinh động thì sẽ trở nên hoàn toàn trống rỗng vì đã tách biệt khỏi thực tế khách quan mà nó là chủ thể nhận thức. Đây là vấn đề được bàn luận xuyên suốt của mọi trường phái triết học của nhân loại.
Ngôn ngữ nếu dạy phát âm trước, rồi sau mới học chữ viết, sẽ khiến trẻ không thể nhận thức được đối tượng mà nó đáng ra phải hiện hữu trước tiên.
Về việc phát âm, bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có thể phát âm tiếng nói từ lúc vài tuổi. Bởi đó là sự bắt chước và hiểu cái mà âm thanh được chuyền tải trong giao tiếp. Nên có người mù chữ nhưng nói thành thạo tiếng Việt là bởi vì họ được học tiếng mà không được tiếp nhận đối tượng mà nó phản ánh là chữ viết tương ứng. Nhưng con người chỉ khác nhau là ở khả năng biết chữ và đọc đúng chữ với âm mà nó biểu thị. Và điều này không nằm ở việc dạy phát âm đúng mà nằm ở việc thông qua âm để nhận diện chữ. Vì âm (tiếng nói) có trước còn ký tự (chữ viết) có sau và với mục đích là để biểu thị âm.
Ví dụ, tiếng CUA, nếu không để trẻ biết được chữ tương ứng với âm vị này, trẻ sẽ có thể nghĩ tới bất cứ cái gì có thể với âm mà nó nghe được. Nếu C, K và Q đều được đọc là /cờ/, thì với âm CUA, trẻ có thể nghĩ tới cả KUA hay QUA nữa.
Hơn nữa, việc đánh vần theo cách truyền thống của dân tộc từ trước tới nay đã đủ giải quyết mọi vấn đề của ngôn ngữ, đặc biệt về tính dị thể, và đồng thời nó cũng đảm bảo sự chuẩn xác về chính tả, thì không có nguyên cớ gì để phá vỡ hay đảo ngược sự tồn tại bền vững của nó đối với dân tộc và quốc gia. Trong khi đó, phương pháp đánh vần kiểu sách CNGD có thể sẽ dẫn tới những sự sai sót về chính tả (điều này được chính vị giáo sư toán mà dư luận có quan điểm bảo vệ vẫn hay đưa dẫn làm bảo chứng, người mà thụ hưởng nó đã khẳng định, nhưng vẫn để ngỏ khả năng là việc đó không hẳn do phương pháp này tạo nên (???)).
Còn vấn đề quan trọng nữa mà người ta cũng cần phải để tâm, đó là việc giáo dục theo chương trình này, được người chủ trì biên tạo cho rằng, chương trình này sẽ khiến cho cha mẹ học sinh không thể tương tác được với con cái mà chỉ có thầy, cô (nhà giáo) mới có thể đảm nhiệm được. Như vậy là, giáo dục đã tách đối tượng giáo dục ra khỏi một môi trường quan trọng bậc nhất đó là gia đình. Trong khi đây lại là vấn đề đại chúng và thường nhật của bất cứ một con người có tiếng nói và chữ viết nào. Thành thử, mục đích của giáo dục là không đạt được. Như John Dewey đã coi gia đình chính là nền tảng của mọi sự giáo dục cơ bản.
Với một số nội dung trong sách, được trích dẫn ra ở đây, nó cho thấy những nội dung tiêu cực và có thể làm cho nhận thức con trẻ trở nên lệch lạc. Không những thế nó còn đưa những từ ngữ khó, rất khó hoặc phương ngữ (từ địa phương) vào trong sách. Có truyện (Vẽ gì khó) còn sao chép từ sách Cổ học tinh hoa (được xuất bản từ những năm 1960s) nhưng lại không dẫn nguồn cũng như không có lời bình nào để cho người học có thể hiểu về giá trị của câu chuyện khiến nó trở nên rất kém tính giục.
http//giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Vu-Tieu-hoc-co-phai-san-sau-cua-Giao-su-Dai-ai-cuu-hoc-sinh-thoat-thi-diem-post189426.gd
Lê Luân
Không có nhận xét nào