Tôi không đủ bản lĩnh nên không dám bàn về nội dung đề thi nhưng ở góc độ kĩ thuật-phương pháp thì tôi thấy thế này. Nó không xứng đáng là ...
Tôi không đủ bản lĩnh nên không dám bàn về nội dung đề thi nhưng ở góc độ kĩ thuật-phương pháp thì tôi thấy thế này.
Nó không xứng đáng là đề thi học sinh giỏi (mà thực ra sao lại có thể thi để biết học sinh nào giỏi?) vì toàn bộ tư duy xuyên suốt đề thi là kiểm tra trí nhớ các tri thức học thuộc, có sẵn và chỉ có một chút ít đòi hỏi viết logic hình thức bề ngoài.
Muốn xem có giỏi sử hay không thì phải ra đề kiểm tra được nhãn quan, phẩm chất, năng lực của nhà sử học-công dân thể hiện trong tư duy lịch sử và phương pháp biểu đạt.
Tức là phải thử thách được.
- Khả năng lựa chọn ra chủ đề.
- Khả năng nhìn chủ đề từ cái nhìn hiện tại (xuất phát từ ý thức vấn đề đối với hiện tại)
- Khả năng tìm kiếm -xử lý-phê phán tư liệu.
- Khả năng đọc hiểu tư liệu và xử lý thông tin đọc hiểu.
- Khả năng biểu đạt-văn bản hóa thông tin đã giải mã, đọc hiểu được.
Soi vào đề trên nó gần như zero.
Đề dành cho học sinh giỏi mà không hề có một tư liệu lịch sử nào để học sinh phân tích.
Sự lạc hậu của tư duy , lý luận giáo dục lịch sử suốt gần trăm năm qua rất khủng khiếp nhưng những người làm nghề bỏ qua ngoài tai hết với lý do nhân dân và học sinh giờ thực dụng hoặc cứ đổ tất cho "cơ chế" với "quy trình" là xong. Mà Mr. Cơ chế và Ms. Quy Trình thì lại bảo bọn nó nói ai chứ đâu có nói mình?
Hàng năm bao nhiêu đề tài, luận án, sách vở nhưng cũng chỉ bằng ấy lời, bằng ấy tư duy, lặp đi lặp lại.
Nguyễn Quốc Vương
Không có nhận xét nào