CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI: TÒA ÁN MÀ KHÔNG BIẾT LUẬT Không chỉ bà thẩm phán Nguyễn Thị Nga mà cả cái Tòa án Thái Nguyên cũng không biết luật lệ là gì...
CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI: TÒA ÁN MÀ KHÔNG BIẾT LUẬT
Không chỉ bà thẩm phán Nguyễn Thị Nga mà cả cái Tòa án Thái Nguyên cũng không biết luật lệ là gì.
Bà Nga tốt nghiệp cử nhân luật năm 1999. Gần 20 năm sau, năm 2018, mới tốt nghiệp trung học phổ thông. Vậy là ở xứ sở này có hiện tượng học đại học trước, học phổ thông sau? Thật nhục cho ngành giáo dục!
Đào tạo như vậy thì con bò cũng có thể thành thẩm phán!
Điều đáng nói là Tòa án Thái Nguyên lại ra công văn yêu cầu Trường Đại học Luật Hà Nội phục hồi lại cái bằng cử nhân bất hợp pháp cho bà Nga. Đúng là vô pháp vô thiên.
Lẽ ra, việc bà Nga sử dụng bằng giả đã cấu thành tội hình sự cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Và cũng tra xét luôn trách nhiệm rà soát hồ sơ, tuyển sinh và đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuyển sinh và đào tạo kiểu gì mà người chưa từng tốt nghiệp phổ thông đã có thể vượt qua được các học phần và tốt nghiệp cử nhân luật? Trách nhiệm tuyển dụng của Tòa án Thái Nguyên cũng cần phải truy cứu, vì một người gian dối hoặc không biết luật lệ tối thiểu như quy chế thi cử và đào tạo thì xử án kiểu gì?
Và tôi thật nghi ngờ kết quả tốt nghiệp phổ thông trong kỳ thi 2018 vừa rồi tại Thái Nguyên. Liệu bà Nga có được sửa điểm hay không, vì muốn đỗ tốt nghiệp bà ta phải đi học lại phổ thông ít nhất 3 năm trung học. Cứ cho bà ta có trí thông minh tuyệt đỉnh (mà nếu thông minh thì đã tốt nghiệp từ lâu) thì cũng nên nhớ, gần 20 năm qua, nội dung chương trình, sách giáo khoa và cách thi đã hoàn toàn thay đổi.
Chu Mộng Long
Không có nhận xét nào