Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÓ THỂ TÁI PHỤC HỒI HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 HAY KHÔNG ?

CÓ THỂ TÁI PHỤC HỒI HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 HAY KHÔNG ? Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức bị sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và đã bị ...

CÓ THỂ TÁI PHỤC HỒI HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 HAY KHÔNG ?

Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức bị sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và đã bị kiểm soát hoàn toàn bởi miền bắc. Tuy nhiên trong hiệp định Paris 1973 có điều 7B được xem là rất quan trọng đối với phong trào này, điều 7B nói rõ trong thời gian lập lại hòa bình, quân đội của cả hai bên là Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có sự hỗ trợ của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam không được đưa quân xâm chiếm lãnh thổ của bên kia, tuy nhiên Quân đội nhân dân Việt Nam của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã bị những người bên phía Việt Nam Cộng hòa cho là đã vi phạm hiệp định và đưa quân xâm chiếm Việt Nam Cộng hòa dẫn đến sự cáo chung của chế độ này. 

Sau hàng chục năm, những người Việt Nam sống ở chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày xưa gồm có những nhân vật chủ chốt là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và nhạc sĩ Hồ Văn Sinh cùng nhiều nhân vật chủ chốt khác đã chính thức khởi động phong trào mang tên "Việt Nam Cộng hòa foundation" với nội dung kêu gọi 12 nước đã từng tham gia ký kết hiệp định Paris là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Indonesia, Romania, Ba Lan, Nga, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền nam Việt Nam phải tái lập lại hiệp định Paris năm 1973 và buộc chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải trao trả toàn bộ chủ quyền cho Việt Nam Cộng hòa từ vĩ tuyến 17 (Sông Bến Hải) trở vào Cà Mau. 

Và chỉ cần tối thiểu 6 trong 12 nước đồng ý, thì Liên Hiệp Quốc buộc phải triệu tập quốc tế mở một cuộc hội nghị xem xét về hiệp định Paris để khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng hòa tại phần lãnh thổ từ sông Bến Hải trở vào. Phong trào vận động khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được tổ chức một cách chính thức lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 11 năm 2015, phong trào nhận được sự ủng hộ của nhiều người Việt cả trong và ngoài nước.

Điều 7:

Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ quy định trong Điều 9(b) và Điều 14 của Hiệp định này, hai miền Nam Việt Nam không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

Hai bên miền Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát

Một hiệp định chỉ có giá trị khi được ký bởi các quốc gia cùng trong thể chế chính trị dân chủ và có pháp trị. Ví dụ Mỹ ký với Anh, Mỹ ký với Nhật... Các hiệp định này dù có bị thời gian che phủ vẫn có thể tái xét lại. Vì các quốc gia này có mối quan hệ đồng minh hay quan hệ bang giao về kinh tế ,chính trị ...trong hiện tại. Ví dụ Nhật có thể kiện Mỹ vụ thả hai quả bom nguyên tử, đưa Mỹ ra tòa và buộc bồi thường ... Tòa quốc tế nếu xử Nhật thắng kiện thì Mỹ buộc phải chấp hành án vì cả hai đang có mối quan hệ ngoại giao với nhau không thể không tuân luật pháp quốc tế. Tuy nhiên Nhật cũng sẽ không kiện Mỹ để rồi mất một người bạn lớn.

Khi một thể chế dân chủ ký một hiệp định với bọn độc tài thì hiệp định đó như mảnh giấy lộn.Bằng chứng là Bộ Ngoại giao Việt Nam năm nào cũng sơ mi trắng ,cổ cồn tham gia biết bao hội nghị,ký biết bao công ước về quyền trẻ em, quyền con người ...nhưng ký xong chúng vứt vào thùng rác chẳng tôn trọng bất kỳ công ước nào cả. Ngay cả hiến pháp chúng cũng coi không ra gì thì sá gì công ước.

Thế nhưng tại sao mỗi khi nói đến luật chúng hay dở công ước này công ước kia ra viện dẫn? Chẳng qua là để mị dân, để chứng tỏ ta đây cũng là một nhà nước pháp trị .

Hiệp định Paris 1973 cũng thế. Mỹ biết rõ ký hiệp định với Trung Quốc và Việt Cộng thì cũng giống như ký với mấy tên cướp. Nhưng do đã ra Thông Cáo chung Thượng Hải nên Mỹ muốn rút khỏi miền Nam trong danh dự. VNCH cũng biết rõ ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định là ngồi cho vui, cho có tụ. Cộng sản sẽ xé bỏ ngay khi chúng vừa ký xong. Tuy nhiên khi Mỹ muốn rút lui và Việt Nam hóa chiến tranh thì VNCH không thể cản, hãy để cho Mỹ lui binh trong danh dự miễn sao cứ cấp ngân sách viện trợ là đủ.

Do đó hiệp định Paris 1973 chỉ có giá trị pháp lý trên danh dự. Nhưng nói danh dự với một thể chế độc tài thì cũng như không. Vì chúng bất cần danh dự , chúng chỉ cần chính quyền.

Bây giờ phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973 chưa nói là VC sẽ đòi hỏi một chính phủ lưu vong chính danh để đứng đơn kiện chúng. Chúng sẽ đưa ra trăm thứ để bác bỏ tính chính danh này. Ngay cả khi chính phủ đó chính danh thật sự , các điều khoản trong hiệp định rõ ràng thật sự chúng cũng không tuân thủ. Bởi không ai dại gì trao ra một cái mà mình nắm được trong tay cả.

Hiệp Định chỉ được tái xét khi chúng bị dồn vào thế cùng trên mặt trận bất tuân dân sự, khi kinh tế kiệt quệ bởi lạm phát, khi Trung Quốc bị dồn vào đường cùng. Khi đó do để cứu lấy chính quyền chúng có thể chấp nhận đàm phán. Nhưng chúng sẽ lật lọng ngay sau đó khi mạnh trở lại.

Có tin cho rằng tổng thống Mỹ Trump đang gây chiến tranh thương mại đê dồn Trung Quốc vào đường cùng để tái phục hồi Hiệp định Paris nhằm giúp VNCH lấy lại Hoàng Trường Sa... Nhưng sự thật thì Trung Quốc chưa cùng đến mức nhả thứ đã nuốt vào bụng và chưa cùng đến mức để Mỹ kiểm soát biển đông.

Hơn nữa sau 43 năm mất nước VNCH muốn chứng minh một chính phủ lưu vong hợp pháp, duy nhất ...để đứng đơn kiện với tư cách pháp nhân hợp lý là điều khó khăn . Từ trước đến nay NVHN có 4 chính phủ lưu vong nhưng không có bất kỳ một chính phủ nào có đầy đủ tư cách pháp nhân, kê cả chính phủ cuả Đào Minh Quân.

Dương Hoài Linh 




Không có nhận xét nào