DÂN CHỦ LÀ GÌ? Người Việt chúng ta hay nghĩ đơn giản dân chủ chỉ là quyền được bỏ một lá phiếu để bầu ra người đại diện cho mình trong mộ...
DÂN CHỦ LÀ GÌ?
Người Việt chúng ta hay nghĩ đơn giản dân chủ chỉ là quyền được bỏ một lá phiếu để bầu ra người đại diện cho mình trong một cuộc bầu cử công khai , minh bạch.
Nhưng thật ra trên thực tế không hề đơn giản như thế. Có rất nhiều nước người dân vẫn đi bỏ phiếu nhưng kết quả bầu cử đã được đoán trước không sai. Chẳng hạn như nước Nga.
Đôi khi do dân trí cử tri, do tuyên truyền đa số người dân vẫn có thể bầu nên một tổng thống độc tài.
Do đó dân chủ được hiểu như là một nguyên tắc kiểm soát và cân bằng các nhánh của quyền lực để nó không rơi vào tay bất kỳ một cá nhân hay một đảng phái nào.
Hiến pháp là một văn bản giao kèo và quy định quyền lực. Việc bổ sung hiến pháp để phù hợp với thực tế dễ dàng hơn việc sửa đổi hiến pháp ở các nước dân chủ. Chính vì vậy ở Mỹ tu chính án số 2 vẫn đứng vững dù xã hội Mỹ xảy ra nhiều biến động do mặt trái của súng gây ra trong nhiều năm qua.Sửa đổi hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ của tổng thống hay "nhất thể hóa" các chức danh mà các nước độc tài vẫn làm là điều không thể xảy ra ở Mỹ.
Tại sao quốc hội Mỹ lại có đến 2 viện ? Tại sao không gom nó vào một hội trường như Ba Đình cho nó khỏe? Bởi vì để tránh trường hợp một viện này bị một đảng kiểm soát thì còn có viện kia được đảng đối lập kiểm soát.Như vậy quốc hội không bị biến thành bù nhìn cho một đảng cầm quyền.
Tại sao thẩm phán liên bang có quyền đình chỉ sắc lệnh tổng thống và khơi mào một cuộc chiến pháp lý ở tối cao pháp viện ? Đó là vì hiến pháp trao quyền cho ngành tư pháp phòng khi cả 2 viện rơi vào tay của một đảng(như trường hợp của đảng cộng hòa hiện nay). Lúc đó việc phủ quyết qua lại giữa hành pháp và lập pháp chỉ mang tính hình thức.
Tối cao pháp viện là tòa án chỉ giải quyết các vấn đề có liên quan đến hiến pháp. Một tổng thống thường đề cử một thẩm phán có cùng quan điểm với mình vào tối cao pháp viện nhưng quyết định vẫn là của thượng viện. Do vậy không phải lúc nào đề cử của tổng thống cũng làm thay đổi cán cân ở tối cao pháp viện.
Trong tình hình hiện nay khi đảng cộng hòa chiếm đa số ở cả hai viện, nắm hành pháp... thì chỉ còn lại ngành tư pháp mới có thể đảm nhiệm vai trò kiểm soát quyền lực, thực hiện dân chủ. Ông Brett Kavanaugh 53 tuổi là người nắm lá phiếu quyết định khi trước đó 8 vị thẩm phán đã chia làm 2 phe cân bằng: 4 bảo thủ và 4 cấp tiến.
Do đó dân Mỹ lo ngại về điều này chứng tỏ dân trí của họ rất cao. Hôm nay ông Trump đã đưa ra các chính sách đúng đắn nhưng chưa ai biết ngày mai sẽ ra sao vì quyền lực có tính tha hóa? Hai viện khó phủ quyết khi cùng một đảng kiểm soát. Nếu ai đó tin tưởng tuyệt đối vào ông Trump như dân Nga tin Putin thì mâu thuẫn hoàn toàn với triết lý kiểm soát quyền lực mà các nhà lập quốc Mỹ tạo ra.
Chừng nào kiểm soát được quyền lực chừng đó còn dân chủ. Và con đường dân chủ của dân Việt còn xa lắm khi không hề hiểu điều này.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào