DƯ LUẬN VỀ VIỆC HÁN NÔ NGUYỄN PHÚ TRỌNG SẼ GIÀNH CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC Dưới đây là 2 ý kiến trong dư luận về phương án để Nguyễn Phú Trọng giàn...
DƯ LUẬN VỀ VIỆC HÁN NÔ NGUYỄN PHÚ TRỌNG SẼ GIÀNH CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC
Dưới đây là 2 ý kiến trong dư luận về phương án để Nguyễn Phú Trọng giành chức Chủ tịch nước, thằng Trương Huy San đã được nêu tên ở nhiều status về thân phận bưng bô điếm bút cho lũ Hán nô, chiều qua nó đăng status Nhất Thể Hoá ủng hộ Hán nô Nguyễn Phú Trọng.
--------------
1/ NHẤT THỂ HÓA ( status của thằng San vẩu)
Tôi không bình luận nhân sự cụ thể. Nhưng nếu quyết định để Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước lần này trở thành tiền lệ thì cũng rất có ý nghĩa. Ít nhất "biên chế" sẽ chỉ còn là Bộ Tam thay vì Bộ Tứ.
Nhất thể hoá tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam. Từ thay đổi tưởng chỉ “cấu thành hình thức” này, trong quá trình vận hành, chắc chắn sẽ làm xuất hiện nhiều tình huống, gợi ý cho Việt Nam cải cách. Cho dù vẫn một đảng, về mặt lý thuyết, VN sẽ tiến gần hơn tới một nền cộng hoà bán tổng thống.
Chủ tịch – nên là chức danh duy nhất được coi là nguyên thủ - thống lĩnh lực lượng vũ trang và đại diện Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại. Đây là cái ghế mà chỉ ai thực sự là một chính trị gia hàng đầu mới nên ngồi vào.
Trong khi đó, Thủ tướng chỉ nên là một nhà kỹ trị. Vai trò của Thủ tướng là thiết lập được một nền hành chính công chuyên nghiệp và đưa ra được các công cụ hành pháp kịp thời để phát triển kinh tế - xã hội. Không nên làm Thủ tướng mất thời gian vào các cuộc họp bàn chuyện bắt bớ hay các buổi tiếp tân hình thức.
Tuy nhiên, nếu các chính sách của ông và nội các kinh tế có dấu hiệu phục vụ cho lợi ích nhóm thì ông và các thành viên mà ông chọn có thể phải đối diện với các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hay thậm chí bị bắt bớ. Vì, cơ quan điều tra có một vị trí độc lập hơn với “nội các".
Tháng 9-1997, khi chuẩn bị rời nhiệm sở, ông Võ Văn Kiệt nói về người kế nhiệm, “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Trong khi ông Phan Văn Khải thừa nhận, “Về bản lĩnh chính trị tôi không thể nào so sách với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Cho dù bị trì hãm trong cái kiềng “Tam Nhân”, ông Kiệt đã hành động như một nguyên thủ và ông Khải thực sự là người đứng đầu “nội các kinh tế”. Ông Khải là một nhà kỹ trị. Chính phủ của ông rất khác với Chính phủ Võ Văn Kiệt và càng rất khác với Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Và, cho dù dưới thời một Tổng bí thư như Tướng Lê Khả Phiêu hay như Nông Đức Mạnh, ông Khải vẫn điều hành “nội các kinh tế” (phần mà ông có thực quyền) một cách mực thước và để lại các di sản rất là quan trọng.
Đừng sợ tập trung quyền lực vào một người. Nếu tôn trọng các nhánh quyền lực nhà nước theo thẩm quyền được ghi trong Hiến pháp thì không ai có thể lạm quyền dù họ là nguyên thủ. Nước cũng chỉ nên có một “vua”. Ai cũng muốn đứng đầu. Ai cũng làm chính trị mà thiếu một người kỹ trị thì chính trường rất dễ thành đất “quần ngư tranh thực”; thị trường chỉ là chợ đen; hành chính rối ren và xã hội không thể nào ổn định.
Con đường để một quốc gia đi đến thịnh vượng còn rất dài. Nhưng với những gì vừa diễn ra chiều nay, nếu không phải để tập trung quyền lực mà nhằm mở ra một hướng đi thì thời gian không lúc nào là quá trễ để bàn một lộ trình đáng hy vọng hơn cho đất nước.
2- ĐẠI HỌA CHO VIỆT NAM NẾU NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ TỔNG BÍ THƯ KIÊM CHỦ TỊCH NƯỚC
Để thôn tính Việt Nam, Bắc Kinh cần sự tiếp tay của tập đoàn thái thú Ba Đình. Để duy trì sự thống trị và bảo đảm được "tính chính thống" cho việc Việt Nam trở thành chư hầu hay 1 tỉnh của Tàu, Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh giai đoạn "hợp pháp hoá" những ký kết sang nhượng giữa Việt Nam và Tàu cộng.
Trước đây, những văn kiện đa phần được ký kết giữa 2 đảng cộng sản. Những ký kết này có thể bị vô hiệu hoá nếu có sự thay đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam nằm ngoài ý muốn của Bắc Kinh. Nhưng nếu luật hoá những ký kết, giao kèo như Luật Đặc khu và văn kiện được ký kết bởi người nhân danh nhà nước Việt Nam với nhà nước Tàu thì đó là cam kết giữa 2 quốc gia chứ không phải giữa 2 đảng.
Nhất thể hoá 2 chức vụ Tổng Bí thư / Chủ tịch nước và ngồi vào chiếc ghế nhất thể hai ngôi này, Nguyễn Phú Trọng thực sự trở thành hoàng đế của Việt Nam, tổng thái thú của thiên triều và cùng với Bắc Kinh thực hiện được mục tiêu chiếm đoạt Việt Nam một cách êm thắm và hợp pháp.
Trong vài trò Tổng Bí thư, trên nguyên tắc Nguyễn Phú Trọng chỉ có thẩm quyền ký các nghị quyết, quyết định, chỉ thị... của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông ta có quyền ký mọi văn bản thuộc phạm vi tổ chức đảng như chuẩn y chức danh trong đảng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu... đối với cán bộ của Ban chấp hành Trung ương đảng.
Ngắn gọn, trên nguyên tắc về mặt pháp lý, mọi văn bản mang chữ ký TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ có giá trị trong đảng CSVN và vô giá trị đối với nhà nước Việt Nam. Do đó, cũng trên nguyên tắc, nó vô giá trị đối với các quốc gia khác khi xảy ra những tranh cãi, tranh chấp, muốn hủy bỏ ký kết.
Trong khi đó, nếu ngồi vào ghế Chủ tịch Nước thì CTN Nguyễn Phú Trọng có quyền nhân danh Nhà nước Việt Nam để ký điều ước quốc tế đồng thời có quyền quyết định việc Việt Nam đồng ý, gia nhập, hoặc Việt Nam chấm dứt hiệu lực đối với mọi điều ước quốc tế.
Trong bối cảnh chính trị độc đảng, dù với những thẩm quyền quan trọng trên nhưng Chủ tịch Nước từ trước đến giờ chỉ là người bù nhìn vì chấp nhận sự thống trị toàn bộ của hệ thống đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư.
Có một cách nói khác - nếu muốn Chủ tịch Nước thực hiện những điều mà chỉ Chủ tịch Nước có thẩm quyền thì Bộ Chính trị hay Tổng Bí thư là nhân vật số một của bộ phận này, phải khống chế được Chủ tịch Nước.
Hiện tượng Trần Đại Quang và sau đó Trần Đại Quang phải chết, cộng với tình trạng đấu đá nội bộ, chia phe rẽ phái trong những năm vừa qua cho thấy việc một Tổng Bí thư của phe này khống chế một Chủ tịch Nước của phe kia không còn là một điều chắc chắn 100% như trước. Đó là một hiện trạng mà Bắc Kinh không muốn, nhất là đang đi vào giai đoạn đánh nhanh, đánh mạnh, đánh tới tấp để Hán hóa Việt Nam.
Do đó, với thế thượng phong đang có trong đảng nhờ vào sự chống lưng của thiên triều phương Bắc, với cái lò thanh trừng nội bộ nhưng dán nhãn hiệu chống tham nhũng đang say sưa cháy, với những con virus lạ và hiếm được tiếp tế từ bên kia biên giới, với nắm tay bắt ấn thần chú sẵn sàng tiêu diệt đối thủ đang ngồi ở ghế Chủ tịch nước cho đến lúc đã vào nằm trong quan tài đóng kín... Nguyễn Phú Trọng sẽ bằng mọi giá chiếm cho được được ngôi vị Chủ tịch Nước.
Trong vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, đảng và nhà nước rơi trọn vào tay của một tên thái thú sẵn sàng làm thân nô lệ cho thiên triều và dâng hiến gia tài Việt Nam cho triều đình phương Bắc. Bất cứ lúc nào, trong bất kỳ một chuyến đi triều cống nào, sẽ có một văn bản ký kết hợp pháp giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo đúng quy định quốc tế giữa 2 quốc gia với chữ ký của Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Số phận của đất nước Việt Nam với hơn 90 triệu người không còn nằm trong một tập đoàn cai trị chia 5 xẻ 7, khác biệt ý kiến trong tranh chấp quyền và tiền. Nó nằm trong tay 1 tên duy nhất, kẻ trung thành nhất với thiên triều phương bắc.
Hiểm họa cộng sản đã có mặt tại Việt Nam đã hơn 70 năm. Hiểm họa chồng chất hiểm họa và đất nước ngày càng điêu linh. Đại họa ngày hôm nay không chỉ còn là điêu tàn đất nước mà là không còn một đất nước để điêu linh!
Xin đừng nghĩ tên cộng sản nào, nắm quyền chức gì cũng vậy. Có những thay đổi trong bộ máy quyền lực của tập đoàn cai trị sẽ làm cho 90 triệu người Việt Nam mau đến gần với số phận của người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ. Nguyễn Phú Trọng là một Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21. Nhưng là một tên việt gian bán nước trăm lần tồi tệ hơn Lê Chiêu Thống. Nếu nắm được cả 2 chức vụ TBT và CTN, không những Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tay Tàu cộng mà những nỗ lực để lấy lại chủ quyền, độc lập dân tộc của các thế hệ Việt Nam bị mất tổ quốc sau này sẽ muôn vàn khó khăn vì sự xâm lược, chiếm đóng, cai trị của Tàu cộng đã được "Việt Nam" đồng ý ký kết một cách hợp pháp dưới mắt nhìn của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới.
Đại hoạ này cần được xem là ưu tiên của công cuộc tranh đấu trước mặt. Không những chỉ đối với những công dân Việt Nam mà còn đối với những đảng viên, cán bộ, nhân viên đang phục vụ trong guồng máy đảng đang không chấp nhận sự nô lệ Bắc Kinh 100% của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tran Le Hoa
Không có nhận xét nào