Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC VÀ TIẾNG NÓI

Giáo dục và tiếng nói Tôi ơi, đừng cho con đi học nữa! Học để làm gì nếu như nó học xong bị cắt mất phần não chỉ huy cái lưỡi. Học thành tài...

Giáo dục và tiếng nói

Tôi ơi, đừng cho con đi học nữa!

Học để làm gì nếu như nó học xong bị cắt mất phần não chỉ huy cái lưỡi. Học thành tài có ý nghĩa gì khi nó chẳng thể cất tiếng nói? Vậy tôi lo cho con tôi ăn học để sau này chúng nó thành người câm à?

Tôi cố nhớ lại ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi không nhớ nổi. Nhưng tôi có thể dùng cảm nhận của chính mình.  Là bậc cha mẹ nhìn con mình tung tăng với các bạn đi vào trường lớp, tôi hình dung ra được ánh mắt trìu mến, tràn đầy yêu thương và hy vọng của cha mẹ tôi. Chắc chắn cũng tràn ngập tình yêu và hy vọng tốt nhất cho con như tôi bây giờ.

Có ai ngoài kia cảm hay nhìn được ánh mắt vô vàn yêu thương và kỳ vọng của Bố Mẹ mình khi đưa mình đến trường không nhỉ?

Tôi biết có những bậc phụ huynh chở con đi học, giữa đường xe chết máy, ông bố sợ con đi bộ mệt, cõng con trên lưng đưa con đến trường. Và ngay cả hôm nay vẫn luôn còn có những ông bố cõng con trên lưng vượt sông,  vượt sóng lũ đưa con đến trường. Và còn rất, phải nói là rất nhiều câu chuyện hết sức ý nghĩa và cảm động về bố mẹ hy sinh rất nhiều thứ trong cuộc sống chỉ mong muốn con mình được cắp sách đến trường.

Họ nghĩ như thế nào nếu tất cả những hy sinh đấy bị tước đoạt khi con mình không có quyền được nói?

Tôi sẽ nghĩ như thế nào nếu tất cả những gì tôi hy sinh cho con tôi ngày hôm nay sau này ai đấy hay một nhóm nào đấy bắt con tôi không được nói những gì chúng suy nghĩ, những gì tôi đã phải hy sinh cho chúng được có?

Ai? Ông Trời à?

Tôi thấy rất có nhiều người tôi biết sợ không dám nói thật những gì họ suy nghĩ và cảm nhận trong đầu. Những nghĩ suy đứng đắn nhất. Họ sợ rồi họ... nhưng vì thì mà tại. Tôi hiểu và tôi thông cảm vì hoàn cảnh theo bầy đàn. Thế nhưng họ có biết rằng im lặng tức là “bất hiếu, phủ nhận công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng để cho mình cất tiếng nói” hay không?

Theo bầy đàn nhưng bầy đàn nào chứ? Bầy nai hiền lành khác với bầy chó rừng hung dữ đúng không?

Bố Mẹ tôi hy sinh tất cả cuộc đời, thức sớm, về khuya làm lụng vất vả cho tôi ăn học thành tài là để khẳng định và chứng minh với thế gian này là sự tồn tại của tôi được ông Trời lo liệu,  hình hài của tôi do hai ông bà ấy tạo ra và tiếng nói của tôi sẽ được hiện hữu trong thế gian này cơ mà.

Ai có quyền gì bắt tôi phải im lặng? Ai? Ai hơn cha mẹ tôi? Ai hơn cả ông Trời?

Nếu tôi không thể nói lên những suy nghĩ của tôi thì tôi là thằng con trời đánh bất hiếu với cha mẹ. Bất trung với quê hương và đất nước. Tôi không thể cất tiếng nói là tôi phủ nhận công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng.

Người nào không tôn trọng tiếng nói của tôi đồng nghĩa người đấy đấy chưa bao giờ cho rằng loài người cần được cho ăn học.  Người đấy khẳng định giáo dục không hiện hữu. Người đấy đã không đặt giáo dục lên hàng đầu.

Vì giáo dục là một hệ thống cho ta có một vị trí nhất định trong xã hội. Mà vị trí đấy trước hết là quyền được nói.  

Tại sao nước Mỹ luôn luôn có quá nhiều nhân tài xuất chúng làm thế giới phải cúi đầu chấp nhận?  Đơn giản là vì ngay khi trẻ em bắt đầu cắp sách đến trường, họ đã khuyến khích các em cất tiếng nói của chính các em.  Các em có quyền nói bất cứ những thứ gì các em đang quan tâm, lo nghĩ trong đầu.  Các em được quyền bày tỏ tại sao các em yêu ông Trump hơn là ông Obama, v,v...  Những ai lên tiếng bảo “ôi chuyện người lớn, con nít biết gì mà lo” lập tức sẽ bị mọi người và cộng đồng nhìn như người ở trong rừng mới chui ra thành phố. Thế nên người Mỹ đã lay chuyển tư duy của cả Liên Hiếp Quốc để phải lập nên một bộ luật bảo vệ trẻ em và cho chúng được quyền lên tiếng nói luôn cả tiếng nói về chính trị.  Trẻ con mà còn được cái quyền đấy thì mắc gì là người lớn chúng ta lại bị ai đấy bảo “câm mồm” là sao?

Tiến sỹ Emer Ring, một vị thầy người Irish nổi tiếng trong giới tri thức tôi rất kính trọng.   Cha nuôi tôi -trước đây ông là hiệu trưởng của một trường luật nổi tiếng ở San Francisco- thường hay nhắc tới bà khi bà còn trẻ. Bà là một nhà giáo, là một nhà khoa học, một bác sỹ tâm lý, một người phụ nữ tri thức đạt gần 10 bằng cấp của thế giới trân trọng trao, trong đấy có Ph.D.  Tiến sỹ Emer Ring phát biểu: 

“Tiếng nói của con trẻ của thế kỷ 21 quan trọng hơn bao giờ hết.  Trong hệ thống giáo dục ngày nay có sự việc cực kỳ nguy hiểm đến tiếng nói của con trẻ.  Tiếng nói đấy đã bị những bộ máy của những chính trị gia, cán bộ, người làm kinh tế thống trị và làm tắt nghẽn.  Tôi luôn tin rằng để giữ được tiếng nói trung thực đấy của con trẻ, chúng ta nên bảo vệ và tương tác với con trẻ hơn bao giờ hết.  Chúng ta phải biết lắng nghe tiếng nói của con trẻ.  Chúng ta phải ghi nhận tiếng nói về những gì các em cảm nhận cuộc sống đang xảy ra xung quanh các em.  Tôi hết sức quan tâm về tiếng nói của những con trẻ bị tự kỷ -để từ đấy chúng ta có thể tìm ra manh mối tại sao các em lại bị như thế.”

Đấy!  Muốn khẳng định là người văn minh, hiện đại là phải thế đấy.  Không chỉ là những câu khẩu hiệu hô hào sáo rỗng mà phải cho thấy thực tế chúng ta làm gì với những khẩu hiệu chúng ta đưa ra.  Văn minh, hiện đại là văn minh hiện đại như thế nào?  Hãy đưa ra và thực hiện tốt nó.  Những đại cường quốc trên thế giới có được ngày hôm nay là vì họ thực thi những gì họ nói bao thập niên qua guồng máy "giáo dục".

Bạn thử đánh từ khóa “education is the voice” trên mạng, bạn sẽ có hơn nửa tỉ trang nói về Giáo Dục Là Tiếng Nói ngay lập tức.

Bất kỳ ở đâu trên thế gian này, một khi làm người trí thức mà không thể cất tiếng nói của người có giáo dục thì chẳng khác gì giáo dục chưa bao giờ được tồn tại và hiện hữu ở nơi đấy.

Tịnh Như Không



Hình: Ngài Trump hồi đang tạo nghiệp từ một guồng máy, nền tảng giáo dục "căn bản" đã biết trân quý chim bồ câu vì ngài biết loài chim này mang ý nghĩa gì. Còn riêng chúng ta?  Có vị nào đã ôm chim bồ câu vào lòng bàn tay một cách trân trọng như thế này chưa hay là các ông bỏ vào mồm rồi khen “thịt bồ câu quay này ngon quá!” quên mất vai trò xây dựng giáo dục?

Jimmii Nguyen 

Không có nhận xét nào