JAMES MATTIS ĐẾN BIÊN HÒA - NƯỚC CỜ GÀI LÀM KHÓ NGUYỄN PHÚ TRỌNG & TẬP CẬN BÌNH Ở BIỂN ĐÔNG Như đã nói, cái cớ để Bộ trưởng Quốc phòng ...
JAMES MATTIS ĐẾN BIÊN HÒA - NƯỚC CỜ GÀI LÀM KHÓ NGUYỄN PHÚ TRỌNG & TẬP CẬN BÌNH Ở BIỂN ĐÔNG
Như đã nói, cái cớ để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Biên Hòa là dự lễ đất toàn diện với công suất tối đa 40 tấn/giờ để tẩy rửa chất độc dioxin tại đây do Tập đoàn Shimizu của Nhật bản đảm nhận, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ kinh phí khoảng 390 triệu USD mà các bên đã cam kết trước đó.
Tuy nhiên, có những điểm rất đáng chú ý để đưa ra những dự đoán về mục đích "tiềm ẩn" của chuyến tới phi trường Biên Hòa lần này của ông Mattis, đó là:
1. Ngày 04/9/2018 tại Hà nội đã diễn ra lễ công bố Biên bản ghi nhớ hợp tác và Kế hoạch thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giữa Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hóa học) và Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản).
2. Lãnh đạo Tập đoàn Shimizu cho biết, theo kế hoạch, một nhà máy tẩy rửa đất toàn diện (công suất tối đa 40 tấn/giờ) sẽ được lắp đặt vào cuối tháng 12/2018 và khởi động thử nghiệm làm sạch đất trong khu vực sân bay Biên Hòa từ đầu tháng 1/2019.
Như vậy, việc ông James Mattis đến Biên Hòa vào hôm nay 16/10/2018 sớm hơn tiến độ lắp đặt nhà máy xử lý dioxin gần 2 tháng sẽ là câu hỏi lớn nếu xâu chuỗi lại những biến động ở Biển Đông, eo biển Đài Loan và ngay trong chính trường của cộng sản Việt Nam.
Về Biển Đông và eo Biển Đài Loan thì sự đối đầu Mỹ - Trung đã ở giai đoạn "đạn đã lên nòng".
Về chính trường của cộng sản Việt Nam thì sau khi ngoại trưởng của Trung cộng là Vương Nghị sang Sài gòn vào ngày 15/9/2018 để gửi yêu sách "hợp tác khai thác chung Biển Đông", sau đó 6 ngày, chủ tịch nước Trần Đại Quang chết vì "virus LẠ", (lưu ý từ "LẠ" với từ "Tàu LẠ" để hiểu được ám chỉ của ngành y tế Việt Nam khi kết luận cái chết của y). Để rồi nghiễm nhiên tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gom luôn chức chủ tịch nước. Giờ chúng ta đi tìm hiểu vai trò của tổng bí thư, chủ tịch nước, bộ trưởng quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, như sau:
1. Tổng bí thư đảm nhận chức danh "Bí thư Quân ủy Trung ương", là chức danh của người đứng đầu cơ quan lãnh đạo về mặt đảng cộng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
2. Chủ tịch nước, là nguyên thủ quốc gia, giữ chức vụ "Tổng tư lệnh tối cao", là người nắm quyền chỉ huy toàn bộ các lực lượng vũ trang trong đó có quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Bộ trưởng Quốc phòng là "Phó Bí thư Quân ủy Trung ương", Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, là người đứng đầu Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, sau cái chết vì "virus LẠ" của Trần Đại Quang thì chức danh "Tổng tư lệnh tối cao" đang bỏ trống và cái quyền này dĩ nhiêm do bộ trưởng bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch tạm giữ để chờ khi Nguyễn Phú Trọng chính thức làm chủ tịch nước vào cuối tháng này sẽ trao lại cho y.
Khi đối ngoại, tức ban giao quốc phòng giữa Việt Nam với các quốc gia khác thì mặc nhiên tính pháp lý chỉ xét về sự tham gia của Tổng tư lịnh tối cao, tức là nguyên thủ quốc gia mà thế chế cộng sản là chủ tịch nước với bộ trưởng bộ quốc phòng mà không xét đến vai trò "đảng trong quân đội" bởi quân đội là của nhân dân chứ không của đảng phái nào cả, tức là tổng bí thư - bí thư quân ủy trung ương sẽ không có vị trí nào trong đối ngoại trên lĩnh vực quốc phòng.
Từ đây ta thấy việc James Mattis xuất hiện tại phi trường Biên Hòa để gặp Ngô Xuân Lịch rồi sau đó bay sang Singapore để dự hội nghị bộ trưởng quốc phòng 6 nước Asean diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20/10/2018 với sự có mặt của Trung cộng, Nhật, Ấn, Úc là một nước "cờ gài" đẩy cộng sản Việt Nam rơi vào thế "chim kẹt dây kéo".
Chắc chắn tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean kỳ này, vấn đề Biển Đông sẽ là chủ đề nóng, Mỹ và Trung cộng sẽ xác định lại lần cuối trong 6 nước Asean thì nước nào theo Mỹ, nước nào theo Trung cộng. Do đó ngay khi gặp Ngô Xuân Lịch tại Biên Hòa, James Mattis sẽ hỏi trước về quan điểm của Việt Nam ở Biển Đông và dĩ nhiên Lịch sẽ vẫn điệp khúc cũ là "trung dung".
Khi phát biểu tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean, James Mattis sẽ phủ quyết thái độ "trung dung" của Việt Nam, ông ta chỉ ra rằng "anh không thể trung dung khi biển đảo của anh đã, đang và sẽ bị Trung cộng cướp" và căn cứ trên những hành động khiêu khích leo thang ở Biển Đông do Trung cộng gây ra trong những ngày gần đây, Mỹ và đồng minh sẽ có biện pháp đáp trả đích đáng, kể cả nổ súng tấn công bất chấp Việt Nam và Phillipines giữ thái độ "trung lập".
Việc phủ quyết thái độ "trung dung" của Việt Nam đưa ra thông qua đại diện là Ngô Xuân Lịch mà ông Mattis tuyên bộ lúc này hoàn toàn hợp lệ bởi Ngô Xuân Lịch không phải là nguyên thủ quốc gia, là Tổng Tư lịnh tối cao. Đồng thời kết quả phủ quyết của James Mattis kỳ này cũng sẽ được Trump lập lại tại diễn đàn G20 sắp tới ở Argentina. Nhưng nếu trong lúc này mà lời tuyên bố "Việt Nam vẫn giữ quan điểm trung lập tại Biển Đông" xuất phát từ chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia - Tổng Tư lịnh tối cao thì phủ quyết của Mỹ sẽ gặp rắc rối bởi Trung cộng và cộng sản Việt Nam sẽ vin cớ cho rằng Mỹ ngang ngược, dám phủ quyết lập trường chính đáng của nguyên thủ Việt Nam, hay nói thẳng ra là hai anh em nhà nó sẽ tố cáo Mỹ và Đồng minh can thiệp sâu vào nội bộ của quốc gia có chủ quyền. Mỹ phủ quyết quan điểm "trung dung" của Việt Nam lần này là hợp pháp vì trong số 10 bộ trưởng quốc phòng tham dự tại Singapore lần này có hơn 2/3 quốc gia ủng hộ giải pháp cứng rắn với Trung cộng ở Biển Đông do Mỹ và Đồng minh khởi xướng.
Như vậy việc James Mattis có mặt ở Biên Hòa rồi dự hội nghị bộ trưởng quốc phòng Asean để làm nền cho Trump ban bố giải pháp cứng rắn của Mỹ trong ứng xử ở Biển Đông tại hội nghị G20 sắp tới trước khi Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia - Tổng Tư lịnh tối cao quân đội là một nước cờ gài rất cao cờ để chém bay đầu Trung cộng ở Biển Đông. Dã tâm cướp Biển Đông của Trung cộng cũng như quyết tâm bán Biển Đông cho Trung cộng của Nguyễn Phú Trọng đã bị Mỹ bắt bài và bóp chết ngay trong trứng nước trước khi Nguyễn Phú Trọng chưa kịp đặt mong ngồi vào ghế nguyên thủ quốc gia./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào