Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

JUSTICES: LIBERAL VS CONSERVATIVE - CHÁNH ÁN CÁNH TẢ VÀ HỮU

[JUSTICES: LIBERAL VS CONSERVATIVE - CHÁNH ÁN CÁNH TẢ VÀ HỮU] Sau 50 năm thì phe Cánh Hữu (Đảng Cộng Hòa) mới giành lại vị thế trong Tòa Án ...

[JUSTICES: LIBERAL VS CONSERVATIVE - CHÁNH ÁN CÁNH TẢ VÀ HỮU] Sau 50 năm thì phe Cánh Hữu (Đảng Cộng Hòa) mới giành lại vị thế trong Tòa Án Tối Cao Mỹ với tỷ lệ 5-4. Điều này có nghĩa là gì và có nên quá mừng không? Về lý tưởng thì nên nhưng về thực tế thì không.



Trước tiên, xin giải thích 4 điểm khác biệt chính giữa Chánh Án Cánh Tả và Chánh Án Cánh Hữu.

1. Chánh Án Cánh Tả có lập trường chính trị thiên tả nên thường xuyên đưa ra những quyết định thiên vị cho bên Cánh Tả. Chánh Án Cánh Hữu có lập trường cánh hữu nên thường xuyên đưa ra những quyết định thiên vị cho bên Cánh Hữu. Đương nhiên không phải lúc nào cũng vậy, nhưng đó là điều cơ bản.
2. Chánh Án Cánh Tả đa số được đề cử bởi Tổng Thống của Đảng Dân Chủ. Chánh Án Cánh Hữu đa số được đề cử bởi Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa. Điều này có thể được cho là ngộ nhận vì Tổng Thống chỉ đề cử, chỉ Thượng Viện mới có quyền chấp thuận. Và thường xuyên thì Tổng Thống sẽ đề cử người có thể được thông qua chứ không quá thiên về lập trường nào.
3. Chánh Án Cánh Tả cho rằng Hiến Pháp là một văn bản lỗi thời, cần được thay thế vì không phù hợp với hiện tại. Chánh Án Cánh Hữu cho rằng Hiến Pháp nên được tôn trọng và giải nghĩa như nó đã được viết, tuyệt đối không được áp đặt ngữ cảnh và điều kiện.
4. Chánh Án Cánh Tả thường xuyên hoạt động chính trị - Judicial Activism - bằng cách đưa ra những phán xét dựa trên quan điểm và nhận xét cá nhân. Chánh Án Cánh Hữu thường xuyên đưa ra quyết định dựa trên tiền lệ án và luật hiện tại, việc sử dụng chức năng để hoạt động chính trị là hiếm thấy.

Chánh Án không có quyền làm luật mà chỉ có chức năng giải nghĩa. Tòa Án được thiết lập và cơ quan yếu nhất trong Bộ Tam Quyền: Hành Pháp, Lập Pháp và Tóa Án. Vì các chánh được đề giữ ghế suốt đời cho nên gây ra nhiều tranh cãi về sự lạm quyền.

Sau đây là những giới hạn và rủi ro về việc các chánh án giữ ghế suốt đời:

1. Nếu đề cử một chánh án thiên vị và tồi thì phải chịu đừng cho đến khi họ về hưu.
2. Sự tập trung quyền lực luôn bị lạm dụng. Sẽ chẳng có gì nếu con người thánh thiện và trung lập, nhưng con người luôn có chính kiến riêng.
3. Các chánh án chỉ được đề cử chứ không qua bầu cử. Các tổng thống thường chọn người có quan điểm chung với mình thay vì giải nghĩa luật như đúng chức năng.

Rất nhiều nhà bình luận cho rằng các chánh án nên có thời hạn cầm quyền tương tự như Tổng Thống để không dẫn đến sự lạm quyền. Hiện tại vì với tỷ lệ 5-4 thiên hữu thì có thể cho rằng Tòa Án sẽ tạm thời làm đúng chức năng của nó.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào