Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KARL MARX: TƯ BẢN LUẬN

KARL MARX: TƯ BẢN LUẬN K. Marx dẫn lại lời của nhà kinh tế học T.J.Dunning trong bộ Tư bản luận nổi tiếng: "Tư bản sợ tình trạng không ...

KARL MARX: TƯ BẢN LUẬN

K. Marx dẫn lại lời của nhà kinh tế học T.J.Dunning trong bộ Tư bản luận nổi tiếng:
"Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào mà nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. (C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.1056).
Sau khi đút đầu vào giá treo cổ bởi làn sóng các cuộc biểu tình, đình công của công nhân toàn cầu và đặc biệt là cuộc cách mạng vô sản long trời lở đất, chủ nghĩa tư bản hoang dã đã tỉnh giấc mộng tham lam để chuyển sang chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ba phương thức chuyển hóa, 1) Đảm bảo tiền lương, thậm chí người lao động có nhà cửa, có lợi tức trong cổ phần đầu tư và phát triển, người lao động từ làm thuê trở thành một phần chủ sở hữu công ty, tức nhà máy là một phần máu thịt của họ, 2) Lợi nhuận chuyển thành phúc lợi xã hội và từ thiện để đảm bảo an sinh cho người nghèo, 3) Phát triển kinh tế cân bằng với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa xã hội. Chủ nghĩa tư bản từ đó thoát khỏi khủng hoảng bởi những mâu thuẫn, xung đột xã hội mà nó gây nên.
Trong khi tại Việt Nam, mặc dù gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng sự định hướng ấy ở tận 3000 năm sau (theo phát ngôn của Mao), mà thực tế là giới tư bản mafia đang cấu kết với chính quyền quay về thời tư bản hoang dã. Tài nguyên đất nước bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm và độc hại tràn lan; sức lao động của con người cũng bị vắt cạn kiệt với đồng lương không đủ thuê nhà, nuôi con; hàng triệu dân đen không đủ tiền đóng học phí cho con đi học; hàng vạn con bệnh nằm vật vạ trong các bệnh viện chật chội, bẩn thỉu, không đủ tiền đóng viện phí và phải chết oan chết ức; nhiều người dân nghèo sống màn trời chiếu đất khi bị chiếm đất chiếm nhà để xây dựng công trình phục vụ cho giới tư sản thượng lưu,.
Những tượng đài, những nhà hát cao cấp nghìn tỉ phục vụ cho ai?
Những ông chủ đầu tư và những nhà thầu đang sống xa hoa trong các biệt phủ sẽ chết đói vì thiếu những công trình đó ư?
Những ca sĩ hát một đêm thu tiền chục triệu phải chạy sô hết chỗ này đến chỗ khác vì thiếu nhà hát rộng rãi là rất đáng thương ư?
Những ông bà chủ tiền nhiều như nước mỗi đêm bỏ ra tiền triệu để mua vé xem hát, chỉ vì nhà hát chật chội không đủ chỗ ngồi là rất đáng thương ư?
Trong khi trường học, bệnh viện và nhà cửa cho hàng vạn dân nghèo thì không đáng lưu tâm hơn sao?
Tôi khẳng định lần nữa, trong tình cảnh thống khổ của dân chưa được giải quyết mà vẫn quyết tâm lấy ngân sách hay đất đai xây những công trình nghìn tỉ phục vụ cho giới tư sản thượng lưu thì là nhẫn tâm, độc ác và không tránh nguy cơ chui đầu vào giá treo cổ như chủ nghĩa tư bản đã từng chui vào từ những thế kỷ trước.
Tư bản là động lực của phát triển. Nhưng mọi sự phát triển bất chấp đạo lý chỉ có thể là sự tàn phá nặng nề, trong đó nếu bàn tay tàn phá là "sự phẫn nộ chính đáng" của người dân cũng không phải lỗi tại dân. Marx đã khẳng định như vậy.
Chu Mộng Long
-------------
He he... Không chừng Karl Marx có ngày bị cấm ở Việt Nam?




Không có nhận xét nào