Lại đọc chút chơi về nhà Tây Sơn Đọc sử Việt ngày nay, các tác giả đều cho rằng vì ngài Nguyễn Nhạc và ngài Nguyễn Huệ đánh nhau, chia vùng ...
Lại đọc chút chơi về nhà Tây Sơn
Đọc sử Việt ngày nay, các tác giả đều cho rằng vì ngài Nguyễn Nhạc và ngài Nguyễn Huệ đánh nhau, chia vùng tự trị, dẫn đến việc sức mạnh của nhà Tây Sơn giảm đi đáng kể. Có người lại viết là do tình anh em gì đó mà ngài Nguyễn Huệ đã đồng ý để vua anh giữ một vùng tự trị nữa.
Mình thì cho rằng không có việc thương anh em gì ở đây cả. Lẫn chả có việc sức mạnh nhà Tây Sơn bị giảm đi do việc phân phong bởi vì các lý do sau đây:
1. Ngài Nguyễn Huệ đánh lấy Đàng Ngoài, chuyện ngoài đó còn chưa lo xong, huống hồ gì mà đòi dẹp ngài Nguyễn Nhạc rồi tự mình chống luôn cả Đàng Trong. Nếu không có ngài Nguyễn Nhạc, mà lỡ cả hai đầu thọ địch thì sao nhỉ ? Vâng, ngài Nguyễn Huệ là một anh hùng, nhưng chắc ngài không tệ đến nỗi đặt mình vào thế lưỡng đầu thọ địch. Có ngài Nguyễn Nhạc trấn phía Nam, dù gì thì chắc trong vài năm, khi ngài Nguyễn Huệ dẹp loạn ngoài Bắc xong, ngài dẹp luôn quân ngài Nguyễn Nhạc và quân ngài Nguyễn Ánh cũng chưa muộn.
2. Đáng sợ hơn, đó là nếu ngài Nguyễn Huệ dẹp liền ngài Nguyễn Nhạc, không chừng những tướng lãnh giỏi của ngài Nguyễn Nhạc, hoặc bỏ đi theo ngài Nguyễn Ánh ở phía Nam, hoặc sẽ tạo phản, còn hại hơn là để ngài Nguyễn Nhạc giữ yên 1 cõi.
Nên chắc vì vậy mà ngài Nguyễn Huệ đã để ngài Nguyễn Nhạc giữ miền đất đó, chỉ có vậy.
Còn ngày nay, người ta đem đủ thứ ra để viết, ấy là sự phò đáng xấu hổ.
Chắc lúc ấy ngài Nguyễn Nhạc cũng biết chứ, nhưng ngài cũng ráng nhịn để có cơ hội dẹp ngài Nguyễn Huệ cũng nên.
Và sẵn luôn, nếu bạn đọc luôn về khởi nghĩa Tây Sơn từ các nguồn sử ngoài sử Hà Nội, thì:
1. Khởi nghĩa Tây Sơn chưa bao giờ là khởi nghĩa nông dân cả. Tức là 3 anh em ngài Nguyễn Nhạc chưa bao giờ là hạng bần cố nông. Điều này ta khỏi cần bàn thêm nữa.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn chưa bao giờ là vì sự hiếm ruộng đất gì cả, vì vào thời gian 1769, theo Phủ Biên Tạp Lục, ở Thuận Hóa trung bình cứ có 1 mẫu ruộng / một đinh, trong khi Quy Nhơn có tới 4 mẫu ruộng / đinh. Mà khởi nghĩa lại xảy ra ở Quy Nhơn, nơi ruộng đất còn dư hơi nhiều, chứ không hề xảy ra ở Thuận Hóa nơi hiếm ruộng đất hơn nhiều.
3. Khởi nghĩa Tây Sơn chưa bao giờ là do nạn đói nào cả. Bởi vì quyển Tiền Biên không hề chép gì về thiên tai những năm 1770-1771. Và khi quân Trịnh đánh chiếm Đàng Trong, họ đã chiếm giữ rất nhiều kho có số lượng gạo dữ trữ rất lớn. Mà đáng nói hơn, là nạn đói ở Đàng Trong chính là vào tháng 10 năm 1775, khi quân Tây Sơn chiếm Quy Nhơn và cắt đứt đường lương thực từ Gia Định ra Thuận Hóa.
Bạn đọc thêm 2 quyển Nguyen Cochinchina và quyển của thầy George Dutton để biết thêm chi tiết.
Và còn đủ thứ linh tinh mà người ta gắn vào nhà Tây Sơn (nhất là mấy thầy ở Bình Định, mình thấy họ nổ dữ lắm), sau này có thời gian, mình xin chép ra để bạn tự suy gẫm .
Có khi anh hùng chỉ là những con người rất thường, họ sống đúng thời và có lòng can đảm mà nên. Chúng ta phục anh hùng là vậy. Còn sự anh hùng hóa đã bị nâng lên thành một quốc sách, đến mức lố bịch, thì điều đó trở thành trò cười của thiên hạ vậy.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào