Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGHĨ VỤN

NGHĨ VỤN Nhiều lần, tôi tranh luận với những người bạn, người quen đồng cảm về quan điểm xã hội. Đại đa số họ đều cho rằng, Quan chức và nhữ...

NGHĨ VỤN

Nhiều lần, tôi tranh luận với những người bạn, người quen đồng cảm về quan điểm xã hội. Đại đa số họ đều cho rằng, Quan chức và những người trong hệ thống công quyền ở đất nước này không có ai tốt. Chỉ có xấu ít, xấu và xấu nhiều. Tôi dân cỏ, không quen thân ai là quan chức, nên không dám khẳng định đúng sai. Chỉ nghĩ, mỗi người có những hành xử khác nhau. Người nhập thế, người xuất thế tùy bản lĩnh, quan điểm và khả năng. Có người, bản lĩnh như Cao Bá Quát "nhất sinh đê thủ bái mai hoa" dám đứng về phía dân, vung kiếm chống bạo quyền chấp nhận bị bêu đầu giữa chợ. Có người như Nguyễn Du, bày tỏ khí tiết bằng một đời làm quan câm nín, ai nói gì cũng gật đầu vâng dạ, tìm thơ văn để trút nỗi niềm. Có người như Nguyễn Công Trứ ngông ngạo, tài tử, mượn áo quan trường hăm hở lập công danh, vừa cúc cung tận tụy với triều đình, vừa tận lực tận tâm với dân với nước. Người lại mang tư duy mở mang, phóng khoáng đón gió thời đại mà bất toại như Nguyễn Trường Tộ bởi không gặp minh quân để có thể làm một cuộc duy tân. Người thì quyền thế nghiêng trời lệch đất như Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt rồi cuối cùng không tránh khỏi cái chết tức tưởi. Vận nước khi thịnh khi suy. Hưng hay mạt thì vẫn có trung thần để nối dài vận khí. Trung thần thường cô độc chốn quan trường hiểm ác. Họ vừa phải che tên từ phía đồng liêu, vì, trong mắt đồng liêu, họ là kẻ phản bội tầng lớp của mình, vừa phải chắn đạn nghi ngờ từ phía nhân dân, bởi trong mắt dân đen, họ ở "phía bên kia"- phía được hưởng đặc quyền. Họ đứng ở hai chiều cô độc. Vô cùng hiếm hoi song vẫn có những trí thức cộng sản đang giữ trọng trách trong bộ máy công quyền dám đứng về phía lẽ phải, đứng về phía nhân dân, dùng lợi thế vị trí của mình để truyền đi những thông điệp mạnh mẽ, lan tỏa. Họ khai trí bằng những công cụ chính họ đang sở hữu. Tôi từng hỏi một người bạn, Tại sao ông Chu Hảo không ra khỏi đảng đi để tự do, cái đảng rách đó có gì mà luyến tiếc để bị phê bình, rồi nhốt vào cũi. Bạn, vốn là người hiểu đời, hỏi lại tôi, Nếu không là đảng viên thì có được giữ chức Giám đốc NXB Tri thức không? Có cơ hội để truyền bá những cuốn sách khai trí kinh điển một cách công khai không? Tôi biết, tôi còn quá hời hợt. Và như vậy, theo một nghĩa nào đó, chuyện là đvcs với họ, là một sự hi sinh thầm lặng.

 Hãy đọc những bài viết của nhà nghiên cứu biển Đông Trần Đức Anh Sơn, hãy nhìn vào những đầu sách xuất bản dưới sự bảo trợ của giáo sư Chu Hảo để hiểu phần nào con đường gập ghềnh họ đi và những cống hiến của họ. Rất nhiều người trong chúng ta chưa làm được, không làm được như vậy. 
Ngoài cuộc, nhìn thấy và nhìn thấu, rất khác nhau. Chỉ tiếc, thời mạt nào thì trung thần cũng là số ít mà nịnh thần, hèn thần, lộng thần, gian thần...lại chiếm số đông. Việc duy nhất chúng ta có thể làm, là ủng hộ những trí thức tử tế. Không phải chờ tới khi họ xin ra khỏi đảng rồi mới ngợi khen hoặc phán xét. Phán xét thì dễ mà làm thì mới khó.

nguồn : cô giáo thảo dân 
* Hình: Giáo sư Chu Hảo (sưu tầm trên mạng)



Không có nhận xét nào