Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYỄN PHÚ TRỌNG & ĐẢNG CSVN SẼ ‘ĐỘT QUỴ’ DO KIỆT SỨC

NGUYỄN PHÚ TRỌNG & ĐẢNG CSVN SẼ ‘ĐỘT QUỴ’ DO KIỆT SỨC Chúng ta vẫn thường nghe cụm từ "Tứ trụ triều đình", hàm ý nói rằng bộ t...

NGUYỄN PHÚ TRỌNG & ĐẢNG CSVN SẼ ‘ĐỘT QUỴ’ DO KIỆT SỨC

Chúng ta vẫn thường nghe cụm từ "Tứ trụ triều đình", hàm ý nói rằng bộ tứ quyền lực của cộng sản Việt Nam, bao gồm: tổng bí thư - chủ tịch nước - chủ tịch quốc hội - thủ tướng chính phủ. 

Nói là "tứ trụ" cho hay chứ thực chất mô hình quyền lực tối cao của cộng sản là mô hình "hình chóp đáy tam giác", tức tổng bí thư là đỉnh của hình chóp, giữ vai trò lãnh đạo đảng, truyền mọi chỉ thị của đảng xuống mặt đáy tam giác được hình thành từ 3 đỉnh là: đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia, hai đỉnh tam giác còn lại là chủ tịch Quốc hội - cơ quan lập pháp và thủ tướng chính phủ - cơ quan hành pháp. 

Sự khác biệt rõ nét trong mô hình chính trị giữa Mỹ với Trung cộng và Việt Nam đó là Mỹ vận hành theo mô hình tam quyền phân lập, là một tam giác với ba đỉnh quyền lực là: Hành pháp là tổng thống; lập pháp là Hạ viện và Thượng viện và Tư pháp là Tòa án tối cao. Phía Trung cộng và Việt Nam thì khác, mặc dù vẫn có 3 đỉnh tạo nên tam giác quyền lực là chủ tịch nước - chủ tịch quốc hội - thủ tướng nhưng tất cả đều bị "đảng đè" là cái chóp tháp quyền lực tổng bí thư mà Điều 4 của Hiếp pháp Việt Nam đã ấn định. 

Với cái mô hình chính trị của cộng sản Việt Nam thì mặc dù tổng bí thư chỉ là người đứng đầu của đảng phái, anh chỉ đứng trên tất cả các đảng viên của anh chứ không đứng trên tất cả hơn 90 triệu dân Việt Nam, người được xem là đứng đầu một quốc gia đó chính là nguyên thủ quốc gia mà ở Việt Nam gọi với chức danh chủ tịch nước. Tuy nhiên tréo ngoe ở chỗ Điều 4 Hiến pháp lại quy định "đảng lãnh đạo toàn diện" nên tất cả mọi việc được thực thi đều phải thông qua tổng bí thư - bộ chính trị mặc dù tổng bí thư "không trực tiếp làm - không làm thay nhà nước". Chính sự "rối rắm" này mà vào tháng 10/2012 khi sâu chúa là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang   tìm cách "xử tội" tại hội nghị trung ương đảng nhưng đã bị sâu chúa phản đòn rằng "Thủ tướng cũng chỉ làm theo nghị quyết của đảng" để rồi Trọng lú phải sụt sùi, Sang móm phải mếu máo "không kỷ luật đồng chí X".

Trước đây, khi chưa hợp nhứt chức danh chủ tịch nước với tổng bí thư làm một, có một câu chuyện hài thế này:

Bà thủ tướng Đức Merkel muốn sang Hà nội thăm Trịnh Xuân Thanh, bà gọi điện thông báo cho Trần Đại Quang, bên kia đầu dây  Trần Đại Quang ấp úng dạ đề tui xin ý kiến đồng chí Nguyễn Phú Trọng cái đã. Bà Merkel ngạc nhiên hỏi tại sao thì Quang đáp vì Trọng là tổng bí thư, bà Merkel phân vân hỏi tiếp thế ông đang đứng ở cương vị gì thì Quang đáp dạ nguyên thủ quốc gia nhưng tất cả đều do đảng quyết".

Nhưng sắp tới đây, nếu chẳng may bà Merkel lại giở chứng gọi điện cho Trọng lú đòi sang thăm Trịnh Xuân Thanh thì Trọng lú phải trả lời sao ? Có phải xin ý kiến tổng bí thư không hay từ chối thẳng thừng ? Khó xử lắm đa. Tương tự như vậy, khi phải tham dự các hội nghị thượng đỉnh mà khách tham dự là các nguyên thủ quốc gia, chẳng may khi Trọng lú được hội thảo bên lề với Trump, Trump vui miệng hỏi Trọng lú "sao không kiện Trung cộng ra tòa PCA như Phillipines để đòi lại chủ quyền pháp lý ở Biển Đông đi, Mỹ sẽ hỗ trợ nhiệt tình để Việt Nam chắc thắng" thì Trọng lú phải trả lời sao ? Không lẽ nói với Trump là chờ xin ý kiến của tổng bí thư,...

Đó chỉ là đối ngoại, còn đối nội thì sao ? Chắc chắn sẽ rất phức tạp mà nhứt là ngay trên món "sở trường" để đánh bóng mình, để triệt hạ đối phương đó là màn "chống tham nhũng". Vai trò chống tham nhũng trong bộ máy công quyền do cơ quan hành pháp, tức chính phủ đảm trách thông qua các công cụ là thanh tra, kiểm toán, công an, viện kiểm sát, tòa án. Thế nhưng khi tham nhũng hoành hành thời sâu chúa Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, Trọng lú đẻ ra các công cụ chống tham nhũng là Ban nội chính trung ương do Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban dưới sự chỉ huy trực tiếp của tổng bí thư, lúc này tồn tại song song hai cơ quan chống tham nhũng, một là Thanh tra chính phủ hai là Ban nội chính của đảng. Nhưng có một cái rào cản lớn nhứt trong quá trình chống tham nhũng lại do đảng dựng lên đó là cái chỉ thị 15 - CT/TW ngày 07/6/2007 của bộ chính trị mà thiếu tướng công an Phan Anh Minh đã bộc bạch "hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”. 

Tức ngoài các đơn, thư tố cáo tham nhũng của dân ra thì việc xác định đối tượng tham nhũng trước hết phải truy từ "bản kê khai tài sản" của cán bộ đảng viên. Tuy nhiên theo chỉ thị 15 thì "Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng". Nhưng để "đánh bóng mình, để chăm chút cho bộ da của mình" thì đảng cộng sản ngu gi phải "vạch mông cho thiên hạ xem thẹo", có như vậy thì đảng mới tự sướng trước bàn dân thiên hạ là "đảng luôn trong sạch, vững mạnh, không có tham nhũng" nhưng thực tế thì ngược lại như chính miệng của Trương Tấn Sang "cả bầy sâu làm sạch nồi canh" và bà Nguyễn Thị Doan "cán bộ đảng viên ăn của dân không từ thứ gì".

Trước đây, chỉ mỗi vai tổng bí thư thì Nguyễn Phú Trọng lấy việc chống tham nhũng theo cách "chặt cây dừa, chừa cây cau" để vừa lòe thiên hạ, vừa khè đối phương, vừa cứu đồng chí qua cách xảo biện "đánh tham nhũng khó vì ta tự đánh ta; nói hết cái xấu xa ra dân sẽ mất lòng tin,...", đặc biệt mới đây khi công luận đặt câu hỏi "tại sao tổng bí thư không kê khai tài sản để làm gương" thì vào chiều ngày 17/6/2018, khi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy, Trọng lú thỏ thẹt "vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân" mặc dù lúc nào Trọng lú cũng luôn miệng "đảng viên phải công khai, minh bạch, không giấu diếm điều gì vì là công bộc của dân".

Cuối cùng thì việc Nguyễn Phú Trọng gom thâu quyền bính tuy là họa nhưng cũng là phúc cho dân tộc. Họa ở chỗ với quyền lực tăng thêm, Trọng lú sẽ tùy nghi thăng hàm tướng lĩnh cho công an, quân đội mà cụ thể là hàm đại tướng cho Tô Lâm sẽ sớm thực hiện, để rồi dùng lực lượng này gia tăng đàn áp nhân dân, triệt hạ những phần tử phản nghịch trong đảng như Tập Cận Bình đã làm,... Nhưng phúc cho dân tộc là trước những vấn đề nóng trong đối nội và đối ngoại, buộc Nguyễn Phú Trọng với cương vị nguyên thủ quốc gia sẽ phải lộ mặt xử lý mà không còn cơ hội núp sau cánh gà sân khấu chính trị để nhắc tuồng, để đổ thừa nếu thất bại, để tranh công nếu thành công. 

Đối nội có thể sẽ không khó với Trọng lú vì hắn luôn học và làm theo kịch bản được soạn sẵn của Tập Cận Bình nhưng đối ngoại thì Trọng lú rất dễ "mắc xương" vì Tập không thể kè kè bên Trọng lú cũng như Trọng lú không thể dừng lại những cuộc đối thoại song phương với các nguyên thủ để xin chỉ đạo từ bí thư Tập Cận Bình. Bản thân Trọng lú cũng như đảng cộng sản Việt Nam sẽ "đột quỵ" do kiệt sức vì "năng lực có hạn - hành động ngông cuồng"./.
Tran Hung.



1 nhận xét