Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYỄN XUÂN PHÚC CẦN ĐẢO CHÍNH TRƯỚC KHI BỊ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRIỆT HẠ.

NGUYỄN XUÂN PHÚC CẦN ĐẢO CHÍNH TRƯỚC KHI BỊ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRIỆT HẠ. Giang Bui  Trong bài viết này chúng tôi sẽ bạch hóa thông tin về liên...

NGUYỄN XUÂN PHÚC CẦN ĐẢO CHÍNH TRƯỚC KHI BỊ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRIỆT HẠ.

Giang Bui 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ bạch hóa thông tin về liên minh Nguyễn Phú Trọng- Nguyễn Xuân Phúc và mối nguy giành cho cá nhân và gia đình thủ tướng nếu ông không can đảm tập hợp lực lượng đảo chính chế độ độc tài Nguyễn Phú Trọng. Hãy nhìn tấm gương của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang, nếu không hành động nhanh, số phận của Nguyễn Xuân Phúc sẽ được định đoạt ngay trong nhiệm kỳ XII.

I. LIÊN MINH NGUYỄN PHÚ TRỌNG- NGUYỄN XUÂN PHÚC- TRƯƠNG TẤN SANG hình thành như thế nào?

Trước hết chúng tôi muốn cùng bạn đọc điểm qua vài sự kiện quan trong cuộc đời ông Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng:

1/Nguyễn Xuân Phúc 

Một trong những bước ngoặt lớn trong cuộc đời NXP đó chính là thời điểm năm 2006, khi ông từ Quảng Nam ra trung ương, được đề bạt làm phó ban thanh tra chính phủ.
Cũng chính năm này, khi vụ tham nhũng PMU18 bị phanh phui, dưới thời thủ tướng Phan Văn Khải, bộ trưởng bộ GTVG Đào Đình Bình phải từ chức và thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam. Một trong những nhà báo viết nhiều về PMU18, Lê Hoàng, là tổng biên tập báo Tuổi trẻ bấy giờ. Ông này sau đó bị xem xét kỉ luật và không được tái bổ nhiệm dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lê Hoàng cùng quê với NX Phúc, tình như thủ túc. Lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Lâm, phó thường trực văn phòng Chính phủ, là cái gai trong mắt NXP. 
Nguyễn Văn Lâm là người có tài nhưng thẳng tính, không giữ kẽ và hay nhậu nhẹt.
Phó ban thanh tra chính phủ là một chức vụ khó thăng tiến và nếu được giữ vị trí chủ chốt trong văn phòng chính phủ, đó sẽ là một nấc thang để NXP có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. Do đó, việc loại Nguyễn Văn Lâm là bắt buộc để ông có thể ngồi vào vị trí này.

NXP đã cử người theo dõi và người đồng hương TBT báo tuổi trẻ lúc bấy giờ là Lê Hoàng đã tích cực đưa tin. Nguyễn Văn Lâm trong lúc say rượu từ sân bay Nội Bài đi TPHCM đã để quên cặp da trong đó chứa số tiền hàng trăm triệu đồng (2.250.000 đồng nhận từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Ban quản lý thủy điện Sêsan 3A trong số hơn chục triệu đồng và trên 10.000 USD). Với nghi án nhận phong bì hối lộ đưa ra từ các báo Thanh niên và đặc biệt là Tuổi trẻ, cộng hưởng với vụ PMU18 đang nóng như lửa đốt lò từ đầu năm, Ủy ban kiểm tra trung ương bắt buộc phải vào cuộc.

Tuy trung ương kết luận đấy không phải là tiền bất chính, nhưng số tiền cá nhân hàng trăm triệu ấy phải quyên vào từ thiện và Nguyễn Văn Lâm bị mất uy tín buộc phải viết đơn từ chức, đó cũng chính là lúc NXP lên thay, mở ra những cơ hội rộng lớn tiếp theo cho ông khi tiếp cận Nguyễn Tấn Dũng.

Nói về Lê Hoàng, là đồng hương đất Quảng và cũng cúc cung tận tụy với NXP trong việc giúp ông vào VPCP, nhưng sau đó đã bị xem xét kỉ luật về vụ PMU18 và không được tái bổ nhiệm vị trí tổng biên tập báo Tuổi trẻ dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nữa. Khi ấy NXP. đã là Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP, cũng không có động thái gì giúp kẻ đồng hương. Người kế nhiệm Hoàng làm TBT báo tuổi trẻ 7 năm sau đó là Phạm Đức Hải, quê ở Nam Định, khi vương triều ông Dũng bắt đầu. Khi vương triều ấy kết thúc, Tăng Hữu Phong, một nhà báo cũng cùng quê với Phúc, lên thay vào năm 2015.

Con đường của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để leo tới chức vụ Thủ tướng ngày hôm nay trải dài với đầy sự lươn lẹo và phản bội. Từ khi còn là giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam, Phúc đã nhiều lần đến nhà của Bí thư Quảng Nam-Đà nẵng Nguyễn Văn Chi xum xoe nịnh bợ. Để rồi hai mươi năm sau đó, Nguyễn Xuân Anh bí thư Đà Nẵng-con trai ông, bị Phúc cho một nhát dao thân bại danh liệt. Vũ Nhôm từng là bạn sát bờ vai với Phúc, cùng với Út trọc, vì theo Trần Đại Quang mà cũng bị Phúc cho lên đoạn đầu đài.

Việc leo lên chức Chủ nhiệm VP chính phủ đã tạo điều kiện cho Phúc xây dựng vây cánh và ngoài mặt nịnh bợ Nguyễn Tấn Dũng nhưng bên trong cấu kết với Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng để phản người đã nâng đỡ mình. 

Nguyễn Xuân Phúc ngầm kết nối với Nguyễn Văn Chi (dân Đà Nẵng) Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra lúc bấy giờ để cung cấp thông tin về vụ Vinashin. Khi đó Chi hứa sẽ đưa Phúc vào Bộ chính trị. Đương nhiên Phúc lọt vào mắt xanh Trương Tấn Sang vì Trương Tấn Sang đang dùng Vinashin để đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Xuân Phúc là như vậy, thượng đội hạ đạp, phản thầy bất kỳ lúc nào, miễn là gió đổi chiều là theo chiều gió để được cho mình. Cần chú ý rằng, con trai Nguyễn Văn Chi là bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng bị Trọng Phúc thông đồng triệt hạ sau này.

Khi Phúc, Nguyễn Bá Thanh và Lê Thế Tiệm cùng cạnh tranh suất ủy viên Bộ chính trị (cùng mang yếu tố miền Trung) thì bất ngờ Thanh chết vì nhiễm độc phóng xạ. Lê Thế Tiệm, thứ trưởng bộ công an, quê ở Quảng Nam cũng được bầu vào bộ Chính Trị vài lần nhưng trượt, đều do Nguyễn Xuân Phúc cản trở, tung tin thất thiệt.

Cần nhắc lại sự kiện ngày 16/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh lên đường thăm Trung Quốc thì cùng ngày 16/12/2013, Phó thủ tướng khi ấy là Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường đi Lào trên danh nghĩa dự phiên họp Liên Chính phủ Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, những người thân cận tiết lộ cho biết có tháp tùng ông ta đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane, Lào, Nguyễn Xuân Phúc đã gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh, nội dung không ai được biết chi tiết, nhưng sau cuộc gặp riêng thì thấy Nguyễn Xuân Phúc rất hớn hở, tự tin Theo thông tin từ ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng, ngất kéo dài cho dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thời gian ở Trung Quốc, ngoài các buổi hội đàm chính thức, ông còn được “bạn” dẫn đi một số nơi để mua sắm, ăn uống và chắc chắn ông bị Trung Nam Hải ra tay trong khoảng thời gian này.

Nguyễn Bá Thanh trước là đệ tử của Nguyễn Phú Trọng nhưng lại có những phát biểu về dân chủ cũng như thái độ chống Trung Quốc. Do đó kẻ hạ độc ông chắc chắn phải là một trong ba đối tượng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng hoặc tình báo Hoa Nam. Khi cần, dưới sự chỉ đạo của Trung Nam Hải, Trọng và Phúc sẵn sàng hạ độc thủ với đồng chí của mình.

Các sự kiện bỏ tù Đinh La Thăng, triệt hạ nhóm công an và Trần Đại Quang, như mọi người đều biết là sản phẩm tung hứng của cặp bài trùng Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc.

2/ Về Nguyễn Phú Trọng 
a/ Loại Nguyễn Tấn Dũng 

Chúng ta sẽ bắt đầu vào thời điểm hội nghị Trung ương lần thứ 12 khóa 11, khi việc bầu bán nhân sự diễn ra phức tạp. Nguyễn Phú Trọng đã dùng nghị quyết 244 mang từ Tàu cộng về để ép Ủy viên bộ chính trị phải bỏ phiếu cho mình ở lại dù đã quá tuổi.

Nguyễn Phú Trọng còn thông đồng với Trương Tấn Sang, hứa cho đàn em của Sang ở lại là Trương Hòa Bình, và Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng. Hứa với Nguyễn Thị Kim Ngân, một kẻ ba phải không thực sự theo phe nào, nhưng mang yếu tố miền Nam cần thiết để làm chủ tịch Quốc hội. Những thành viên khác trong Bộ Chính Trị lúc bấy giờ như Tô Huy Rứa hay Tòng Thị Phóng không cần phải chiêu dụ vì vốn dĩ đã là phe của Trọng. Điều đặc biệt là Trọng đã hứa với Trần Đại Quang chức Chủ tịch nước và vẽ ra chuyện Tổng bí thư sẽ về giữa nhiệm kỳ sau khi đã ổn định nội bộ. 

Ngoài ra, Nguyễn Phú Trọng còn dùng đến các thầy giáo của học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng. Ba giáo sư này đã không đi theo lối mòn mà Trương Tấn Sang dùng hay nhắm vào các vụ việc kinh tế, bằng chuyên môn của mình, 3 giáo sư đã cùng nhau viết lá đơn đi vào ý thức hệ sai lệch của Nguyễn Tấn Dũng. Đó là gả con gái cho Nguỵ quân và đặc biệt là ý đồ muốn phá hoại quan hệ Việt Trung bằng những phát biểu kích động nhân dân thù ghét Trung Quốc. Ba giáo sư này kết luận tình hữu nghị Việt Trung có lúc không tốt nhưng rút cục là anh em một nhà. Nguyễn Tấn Dũng đã phải giải trình trước Bộ Chính trị 9 lần chỉ vì việc con gái lấy chồng Ngụy.

Bằng thủ đoạn bôi nhọ và mua chuộc lôi kéo, Nguyễn Phú Trọng đã buộc Nguyễn Tấn Dũng xin rút nghỉ về làm người tử tế

Tuy vậy, Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa được lòng các Ủy viên Trung ương Đảng. Khi bầu bán tại Hội nghị trung ương khóa 11, Nguyễn Phú Trọng đạt được số phiếu rất thấp dưới 50% (chứ không phải các con số như đã công bố), Nguyễn Tấn Dũng được số phiếu ủng hộ ở lại làm Tổng bí thư cao nhất (chỉ thua Nguyễn Thị Kim Ngân vào chức Chủ tịch Quốc hội). Mặc dù vậy, dưới sự cố vấn của Tàu cộng, giống như chiêu bài bắt bộ chính trị họp đi họp lại nhiều lần để thống nhất ông ta làm Tổng bí thư. Nguyễn Phú Trọng đã bắt các Ủy viên trung ương bỏ phiếu lại nhiều lần để thực hiện Nghị quyết 244 của Bộ Chính Trị về việc ép Nguyễn Tấn Dũng rút và ông ta là ứng cử viên duy nhất.

b/Loại Trần Đại Quang 

Cần nhắc lại về lời hứa của Nguyễn Phú Trọng sẽ về giữa nhiệm kỳ sau khi nội bộ đã ổn định. Khi ấy người không ai khác có thể lên thay sẽ là Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong trường hợp nhất thể hóa, Quang cũng sẽ đóng vai Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Tuy vậy, Nguyễn Phú Trọng cùng Nguyễn Xuân Phúc đã đẩy nhanh chiến dịch chống tham nhũng mà chủ yếu là vào Trần Đại Quang và phe cánh công an bằng cả lề trái: các thông tin xấu trên mạng xã hội về khai gian tuổi tác cũng như việc lạm quyền trong công an của Quang được đưa ra và cả lề phải. Nguyễn Phú Trọng ban hành nhiều nghị quyết để loại bỏ Quang như trường hợp Nguyễn Tấn Dũng trước đó.  Ví dụ, ngày 4-8-2017, Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Một trong những tiêu chí đã được làm nổi bật đó là"Tuyệt đối không tham vọng quyền lực". Quyết định này nhằm loại bỏ bất cứ tiếng nói nào đòi ông từ chức giữa nhiệm kì như đã hứa. Ngoài ra, tháng 12-2017, Trọnglại tiếp tục kí Nghị quyết 105-QĐ-TW VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ VÀ BỔ NHIỆM, GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ theo đó, Cán bộ được bổ nhiệm phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Quyết định được đưa ra trong lúc Trong thông đồng với Trung Nam Hải để đầu độc Trần Đại Quang bằng phóng xạ nhưng không thành, tưởng Trần Đại Quang chết ngay nhưng lại hồi phục kì lạ, vì thế để chắc ăn Trọng đã ban hành các nghị quyết chỉ mình đủ tiêu chuẩn và loại bỏ quyền hành của Trần Đại Quang gây tạo phe cánh (cũng với quyết định trên, Việc thăng quân hàm Đại tướng không còn là chủ tịch nước mà là của Tổng bí thư).

II. Sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc

Sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc thể hiện rõ ở thời điểm ngày 9 tháng 11 năm 2016 khi Ban bí thư trung ương ĐCSVN ra quyết định thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra các hoạt động của chính phủ theo nội dung nghị quyết trung ương 4 và chỉ thị 05 về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chân trong Ban Bí Thư, đây là điều bất lợi cho ông ta. Đoàn kiểm tra của ban bí thư lần này do Nguyễn Văn Nên, chánh văn phòng trung ương đảng dẫn đầu. Ông Nên trước kia là chánh văn phòng chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng, Nguyễn Văn Nên kế nhiệm Phúc khi Phúc được đôn lên làm phó thủ tướng. Giữa Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Xuân Phúc không hề có mối ràng buộc ân tình nào, Nên lại là người khá nắm rõ những hoạt động của Nguyễn Xuân Phúc.

Cuộc đời trớ trêu, từ chức chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã được Trọng sử dụng để tấn công lại Nguyễn Tấn Dũng. Giờ Trọng lại dùng Nên, người cũng đã từng là cấp dưới của Phúc thanh tra lại Phúc.

Được bật đèn xanh bởi phe cánh Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, Như vậy báo chí đã đặt vấn đề nghi vấn những con số tăng trưởng 6,7% gọi là thần kỳ kia là con số giả mạo do Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tổng cục thống kê tạo ra.

Lần lượt sau đó nhiều lá đơn đã gửi đến Bộ chính trị và văn phòng trung ương đảng về việc Thủ tướng Phúc bất tài, gây chia rẽ nội bộ cũng như để đàn em, anh em con cái đàng vợ chiêu dụ vây cánh và chiếm lĩnh các dự án quan trọng của cả nước. 
 
Lấy ví dụ, Phúc kích động Huỳnh Đức Thơ tố cáo Bí Thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh gây mất đoàn kết nội bộ tại Đà Nẵng. và để Trần Công Tấn, anh vợ bà Thu, vợ Thủ tướng và Vũ Chí Hùng, con rể Nguyễn Xuân Phúc đang được mọi người nói là đàn sói, sẵn sàng nhảy vào cướp tất cả các dự án tốt, bất kể các dự án đó đã được cấp phép cho đối tác khác rồi. 
Trần Công Tấn đang giữ vị trí chủ chốt các công ty: Công ty cổ phần Phú Thạch Mỹ, Công ty cổ phần Phúc Hưng Tín, Công ty TNHH YFA, Công ty cổ phần liên danh 666 ở Quảng Nam, Công ty cổ phần Hiệp Thành An ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần đầu tư Thái sơn 319...; Trần Quốc Diện thì giữ vị trí chủ chốt công ty TNHH xây dựng CSH, công ty TNHH chế biến lâm sản Thái Anh, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tân Phước Yên... ở Đà Nẵng, Quảng Nam... Trần Công Tấn được gọi là ông trùm thủy điện, khai thác vàng ở miền Trung, cho nên bao nhiều lần thủy điện ở miền Trung bị vỡ, xã lũ trái quy trình, gây thiệt hại cả về người, tài sản cho nhân dân, nhưng chính quyền địa phương và Bộ Công thương có xử lý được ai đâu, vì sợ oai phó thủ tướng, nay là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Ở vào thời điểm sự đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang lên đến đỉnh điểm. Ngày 15 tháng 11 năm 2017, sau quyết định công bố của đoàn thanh tra ban bí thư dùng để thanh tra hoạt động Chính phủ một tuần. Đoàn thanh tra Chính phủ do Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đã có kết luận nhắm vào những sai phạm thời điểm Nguyễn Phú Trọng làm bí thư Hà Nội gây thất thoát hàng ngàn tỷ ở dự án Ciputra do việc ép giá đất gây ra. Chiêu bài này đã được Nguyễn Tấn Dũng dùng trước đó để kiềm chế Nguyễn Phú Trọng nay được Phúc dùng lại.

Dĩ nhiên ở vào thời điểm liên kết chống lại Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng đã phải nhịn Nguyễn Xuân Phúc và Phúc cũng cho thấy việc nắn gân ông ta không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng.

Tuy vậy, việc ông Quang hồi phục bất ngờ sau vụ đầu độc cũng như chết bất ngờ do xuất huyết não nằm ngoài dự kiến của Nguyễn Phú Trọng. Mọi việc diễn ra quá thuận lợi cho ông ta và Trung Nam Hải. Thời cơ hợp nhất hai chức danh để đạt quyền lực tột đỉnh đã đến. Nguyễn Xuân Phúc cảm thấy lo sợ cho số phận chính bản thân mình.

Ngày 3/10/2018, ngay sau khi Trần Đại Quang chết vì bị đầu độc phóng xạ, Nguyễn Phú Trọng đã ban hành quyết định  Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, Cán bộ cấp cao không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài,  không được"tư duy nhiệm kỳ", công thần, tự cao, tự đại, háo danh, phô trương, "đánh bóng" tên tuổi, hứa suông, nói không đi đôi với làm, nói trong hội nghị khác, ngoài hội nghị khác. Các quy định này đều nhắm vào hoạt động cụ thể của Thủ tướng Nguyễn xuân phúc. Cụ thể quy định có đoạn như sau:

Không được "Để bố, mẹ (đẻ), bố, mẹ vợ (chồng), con, anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chi phối, thao túng các công việc của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp như công tác cán bộ, xin dự án, cấp đất, đấu thầu, mua cổ phần...; sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn, coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội. Đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài", dự thảo quy định nêu rõ các hành vi cần kiên quyết chống.

Cần nhắc lại rằng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho con rể Vũ Chí Hùng và anh em đàng vợ đứng tên tài sản hàng nghìn tỉ ở trong nước và nước ngoài. Lấy ví dụ sơ sơ như Công ty TNHH Một thành viên Khách sạn Xuân Hương cho mẹ ruột Vũ Chí Hùng là bà Nguyễn Thị Ái Xuân đứng tên Giám đốc còn công ty TNHH Thương mại - Tư vấn Đầu tư H&H thì cho em gái ruột của Hùng là Vũ Ái Hương nắm quyền. Bố ruột của Hùng là Nguyễn Chí Kiên thì nắm cổ phần trong công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ. Anh em đàng vợ  Trần Công Tấn, Trần Công Tuấn cũng được cho tặng một số cổ phần đáng kể  tại Công  ty  Cổ  Phần  Mía  Đường  Bourbon  Tây  Ninh  (SBT), thuộc tập đoàn Thành Thành Công.  Nguyễn Quốc Dũng (anh trai), Nguyễn Thị Thuyền (chị gái), Huỳnh Thị Liễu (vợ ông Dũng) cũng dính líu với đại Hoa kiều Đặng Văn Thành với nhiều phi vụ làm ăn bất hợp pháp dưới danh nghĩa Thủ tướng. Tài sản ở nước ngoài của an hem người thân thủ tướng thì không đếm xuể.

Việc Trần Đại Quang chết là bất ngờ đã khiến Nguyễn Xuân Phúc rơi vào thế yếu và vây cánh thần phục Tàu cộng như Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Vương Đình Huệ lấn át. Phúc liên kết với Trọng để thanh trừng phe cánh Trần Đại Quang với mục đích ngăn cản Quang làm chức tổng bí thư trong trường Trọng về hưu sớm hoặc về hưu vào cuối nhiệm kì. Tuy nhiên, việc Quang chết giữa nhiệm kì đồng nghĩa với việc Trọng sẽ ngồi lại và có thể ngồi tiếp đến nhiệm kì sau để chờ đàn em của mình lên thay. Hiện tại, chỉ có Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc là đủ điều kiện làm tổng bí thư nhiệm kì tiếp theo vì yêu cầu chức tổng trưởng là thành viên bộ chính trị đã ngồi đủ một nhiệm kì. 

Tuy không có biểu hiện chống Trung QUốc nhưng Nguyễn Xuân Phúc không phải là mục tiêu để Tập Cận Bình cất nhắc lên làm tổng bí thư. Vì thế, cho dù  Nguyễn Phú Trọng có về hưu thì Nguyễn Xuân Phúc cũng không được lên thay. Nguyễn Xuân Phúc đành ngậm đắng nuốt cay bỏ phiếu  việc hợp nhất hai chức danh chủ tịch nước-tổng bí thư cho Nguyễn Phú Trọng dù ông biết rằng ông sẽ là đối tượng đem ra bị xử tiếp theo trong nhiệm kì này. Thanh trừng thủ tướng là điều kiện cần thiết để Trọng ngồi tiếp nhiệm kì tiếp theo và để đàn em thần phục Trung cộng hơn lên thay. Loại bỏ Phúc cũng là loại bỏ ứng cử viên duy nhất cạnh tranh với Nguyễn Phúc Trọng cho chức tổng bí thư- chủ tịch nước nhiệm kì tiếp theo.

Việc cần làm đối với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay lúc này đó chính là ra tay trước Nguyễn Phú Trọng. Một là để Nguyễn Phú Trọng chết giữa nhiệm kì hoặc tổ chức đảo chính, phe phái công an do Tô Lâm dẫn đầu và một vài thành viên trong quân đội sẽ ủng hộ ông làm nên lịch sử. Bằng không, hãy nhìn gương Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang,



Không có nhận xét nào