Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHẤT THỂ HOÁ - TRẺ TRÂU CHƠI TRẬN GIẢ.

NHẤT THỂ HOÁ - TRẺ TRÂU CHƠI TRẬN GIẢ.  Cái chúng ta cần cho một quốc gia tiến bộ là bao nhiêu % ghế đối lập trong quốc hội, tổ chức nghị vi...

NHẤT THỂ HOÁ - TRẺ TRÂU CHƠI TRẬN GIẢ. 

Cái chúng ta cần cho một quốc gia tiến bộ là bao nhiêu % ghế đối lập trong quốc hội, tổ chức nghị viện, nghị sĩ và bầu cử được giám sát ra sao, chứ không phải 2,3 hay 4 người lãnh đạo. Tổ chức nghị viện và bầu cử tốt, khắc sẽ có người lãnh đạo tốt. 

Nhất thể hoá thì lại rập khuôn Trung Quốc. Còn nếu theo kiểu Tổng bí thư cuối cùng - Tổng thống đầu tiên, ta lại quay về với bài học của Nga. Chả có gì đáng vui mừng, hoan hỉ. 

Thời buổi đa chiều, không cần nghĩ giống nhau, cũng không nhất thiết phải chung một chủ thuyết, một con đường. Có nhiều người nghĩ khác nhau và chịu chung một sự chế tài của pháp luật mới có thể mạnh lên được.

Suy cho cùng, tất cả đều là vì dân. Sự cạnh tranh khốc liệt bao giờ dân cũng được lợi, bất kể đó là bài toán kinh tế hay chính trị. Nó có lợi cả về vấn đề tìm kiếm nhân tài, kìm hãm quyền lực và thượng tôn pháp luật.

Một chi tiết máy đồng bộ với dây chuyền thì bao giờ dây chuyền cũng vận hành trơn tru, êm ái. Nửa kia, nửa tiến bộ của thế giới hoàn toàn khác với ta, nếu ta là một chi tiết không phù hợp, ta sẽ lắp ráp thế nào để cùng chạy với họ, hướng tới sự tiến bộ?

Đừng nghĩ rằng ta có đặc thù gì đó về tuyền thống, văn hoá để rồi tự tách biệt khỏi thế giới văn minh. Trong 4,5 thập kỷ qua, quốc gia nào nhận ra điều này, quốc gia ấy đều phát triển thần tốc. Singapore hay nhiều quốc gia Đông Âu là những ví dụ điển hình,...

Chậm tới đích bao nhiêu, tương lai dân tộc càng đen tối bấy nhiêu. Dân tộc càng bị chia cắt, phân rã và xung đột tư tưởng. 

Thế giới hiện tại, một bên là Trung Quốc, một bên là Mỹ. Đừng ngu ngơ đem dân tộc mình làm chuột bạch, thí điểm cho sự xung đột ấy.

Tưởng chừng như ta đang bị động giữa 2 luồng tư tưởng, nhưng, nếu không mạnh dạn đi một bước dài, kiên quyết và mạch lạc, tương lai sẽ bị động gấp đôi. 

Ta đã từng khăng khít với những người bạn Nga, bạn Trung Quốc trong quá khứ. Các mối quan hệ này không giúp dân tộc phát triển được. Thậm chí nó còn gây chia rẽ ngay trong lòng dân tộc. 

Vậy tại sao ta không mạnh dạn với người bạn Mỹ trong thập kỷ tới xem sao? Ta chần chừ điều gì khi họ vẫn luôn nhìn ta với con mắt đầy thiện chí?

Còn nếu như nghĩ đằng nào cũng đi làm thuê thì tại sao lại không chọn lấy thằng chủ phóng khoáng hơn?

Nguyễn  Tuấn Anh



Không có nhận xét nào