Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỌC CHƠI THÊM VÀI ĐIỀU VỀ ĐÀNG TRONG TỪ QUYỂN ‘NGUYỄN COCHINCHINA CỦA CÔ LI TANA’

Đọc chơi thêm vài điều về Đàng Trong từ quyển Nguyễn Cochinchina của cô Li Tana Nếu bạn chịu khó đọc kỹ thêm chút chương Life in Đàng Trong:...

Đọc chơi thêm vài điều về Đàng Trong từ quyển Nguyễn Cochinchina của cô Li Tana

Nếu bạn chịu khó đọc kỹ thêm chút chương Life in Đàng Trong: A New Way of Being Vietnamese, bạn sẽ phát hiện ra là Đàng Trong hóa ra có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Chàm và Mã Lai ở miền Nam hơn là văn hóa Hán thuộc đã có từ ngàn năm ngoài Bắc xứ Đàng Ngoài.

Một vài ví dụ như:

1. Việc săn voi, sử dụng voi trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong các cuộc tử hình là theo phong tục của người Chàm.  Điều này chắc chúng ta khỏi cần bàn.

2. Đáng kinh ngạc hơn là việc thờ đàn Xã Tắc hoàn toàn vắng bóng trong đời sống tinh thần Đàng Trong.  Đàn Xã Tắc chỉ được dựng rất sau này thời vương triều Nguyễn những năm Minh Mạng 1830 (theo thầy Tạ Chí Đại Trường).  Và cô Li Tana còn dẫn trích đoạn trong quyển Việt Điện U Linh Tập, khi một vị tướng Tây Sơn đã cười khinh việc thờ xã tắc với câu "Một con chó còn đáng giá hơn là xã tắc" (A dog is more useful than xã tắc).  Thế thì làm thế nào mà ngày ngay tỉnh Bình Định lại xây cả Đàn Xã Tắc gọi là "đàn tế trời đất Tây Sơn" bạn nhỉ ? Các sử gia Bình Định đã dựa vào sử liệu nào để chứng minh rằng thời Tây Sơn, triều đình Tây Sơn đã dựng đàn Xã Tắc mà cúng tế trời đất, vì theo cô Li Tana, dựa vào nghiên cứu của thầy Tạ Chí Đại Trường, đã cho rằng người Đàng Trong hoàn toàn xa lạ với khái niệm đàn Xã Tắc cho đến thời vua Minh Mạng những năm 1830 dựng đàn Xã Tắc trên khắp Việt Nam.

3. Ghe bầu ở Đàng Trong rất có thể là từ văn hóa Mã Lai hay Chàm, điều này chắc ta không cần phải bàn.

4. Rồi người Việt còn áp dụng cả các nông cụ từ người Chàm thích hợp với đất và cây ở vùng đất mới.

5. Lẫn các việc ăn gỏi, đội khăn, mắm nem, và rất có thể là áo dài đều có thể từ văn hóa Chàm.

6. Và đặc biệt hơn, ấy là kinh thành Phú Xuân thời các chúa Nguyễn, hoàn toàn không xây vòng thành bằng đá như ở ngoài Bắc thành Thăng Long, mà xây theo dạng các lũy tre, dạng như bên Mã Lai hay Indonesia.

7. Rồi trong vấn đề trả lương, thì các quan lại thời chúa Nguyễn được trả bằng  thuế tính trực tiếp từ từng đầu người gọi là nhiêu phu (fertile men), đây là cách trả lương của triều đình Chàm, và hoàn toàn trái ngược với cách trả lương ngoài Bắc do ảnh hưởng Trung Hoa, tức là cấp đất kiểu chư hầu hoặc triều đình trả lương hẳn cho các viên quan lại chẳng hạn.  Ở Đàng Ngoài, nếu các quan lại mà giữ lại thuế họ lấy được thì bị coi là phạm tội, còn ở Đàng Trong, thì ngược lại, chính triều đình sẽ quyết định tùy theo vào cấp bậc của các quan lại viên chức mà phân phát bao nhiêu đầu người đóng thuế cho họ.

8. Và cách tổ chức "tứ trụ đại thần" mà chắc người nghiên cứu về Đàng Trong đều biết, hóa ra đây là từ mô hình chính trị từ những vương quốc Ấn hóa ở Đông Nam Á.  Còn ở ngoài Bắc tức Đàng Ngoài, thì triều đình dùng theo  mô hình Lục Bộ đã có từ xưa bên Trung Quốc.

9. Lẫn bạn để ý luôn, là việc xưng Thiên Vương (Heavenly Lords) của các chúa Nguyễn hoặc giả Chúa Sãi (Buddhist Lord) của ngài Nguyễn Phước Nguyên, cho ta thấy, việc danh xưng danh hoàn toàn giống hệt như mô hình xưng vương + thần của các vua chúa ở các nước Ấn hóa Đông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Mã Lai, v.v.  

Càng đọc kỹ quyển Nguyen Cochinchina này, càng thấy rất rõ sự khác biệt của Đàng Trong và Đàng Ngoài trong văn hóa, đời sống, tôn giáo lẫn mô hình chính trị.

Nhưng có một câu hỏi mà mình chưa thấy ai hỏi khi ta bàn về Đàng Trong Đàng Ngoài - ấy là tại sao người Việt lúc nào cũng tự hào là có ngàn năm văn hóa, có triều đình Nho giáo đã Bắc cự hơn nửa thế kỷ kể từ thời Ngô Quyền cho đến khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, ấy thế mà các chúa Nguyễn ở Đàng Trong khi vào Nam, ĐÃ không theo mô hình văn hóa chính trị tôn giáo Đàng Ngoài, mà lại theo mô hình văn hóa chính trị tôn giáo của một đất nước tử thù là vương quốc Chiêm Thành ? Điều gì đã làm các chúa Nguyễn quay lưng lại với văn hóa người Việt ở Đàng Ngoài của ông cha họ bạn nhỉ ? 

Và bạn cũng nên nhớ là chúa Nguyễn Hoàng, không hề là một anh nông dân chân đất, lãnh đạo người nghèo, áo vải cờ đào mà dành thiên hạ.  Ngài là con của một vị đại thần nhà Lê ở Thanh Hóa.  Vậy tại sao con cháu nhà Lê Đàng Ngoài như ngài Nguyễn Hoàng, chắc chắn biết rất nhiều về điển lễ, văn hóa tôn giáo người Việt Đàng Ngoài, lại hoàn toàn xa rời những gì mà ông cha họ đã có cả bao nhiêu thế kỷ ngoài Bắc ? Và họ lại đi theo khuôn khổ của văn hóa Ấn hóa của các nước Đông Nam Á thời bấy giờ bạn nhỉ ?

Bạn có thể nói đây là sự "nhập gia tùy tục".  Nhưng con cháu của một dòng họ lớn trong triều đình Đàng Ngoài, mà lại dễ dàng ngoảnh mặt lại với văn hóa ông cha họ và đi theo văn hóa của kẻ tử thù là Chiêm Thành, thì chắc có gì ở đây ta cần tìm hiểu thêm đúng không bạn ? Có khi văn hóa Đàng Ngoài, mặc dù người Việt đến nay rất tự hào về nó, chưa bao giờ thích hợp cho cuộc đất phương Nam cả.  Và các chúa Nguyễn đã thấy ngay điều đó từ ngày đầu tiên vào Nam, và họ đã ngoảnh mặt làm ngơ với văn hóa Bắc thuộc và hội nhập cùng văn hóa phương Nam của các nước Đông Nam Á chăng ? 

Rất có thể chính vì điều nhạy cảm này, tức là nếu ta nghiên cứu càng sâu, ta càng dễ nhận ra là các chúa Nguyễn đã ngoảnh mặt lại với văn hóa Đàng Ngoài có từ ngàn năm của ông cha họ, vì vậy mà tới nay, các sử gia Hà Nội chưa bao giờ viết thật nhiều sách về Đàng Trong chăng ? Vì lỡ có ai hỏi "vậy chứ văn hóa Đàng Trong có phải là văn hóa của các vua Hùng" không, thì không chừng, càng đem ra nhiều sử liệu về Đàng Trong, người ta lại càng khó có thể chứng minh có hình ảnh "vua Hùng" nào đó trong đấy.  Không chừng chúng ta phải viết lại sử ta side by side với sử Chàm cũng nên.

Và cuối cùng, nếu bạn có tìm đoạn này trong bản dịch Nguyen Cochichina của thầy Nguyễn Nghị cũng hãy coi chừng, vì không chừng thầy dịch bậy, hoặc toa rập cùng bọn con buôn, cắn xét câu văn.  Bạn hãy tìm bản gốc tiếng Anh mà đọc bạn nhé.  Đừng để thầy Nguyễn Nghị và NXB lừa bạn lần nữa.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào