Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PRICE/EARNING CÒN Ý NGHĨA HAY KHÔNG

[ PRICE/EARNING CÒN Ý NGHĨA HAY KHÔNG ] Trên một diễn đàn, có một bạn kia thảo luận về hệ số Price/Earning (Giá/Doanh Thu) cực cao của AMZN ...

[PRICE/EARNING CÒN Ý NGHĨA HAY KHÔNG] Trên một diễn đàn, có một bạn kia thảo luận về hệ số Price/Earning (Giá/Doanh Thu) cực cao của AMZN (Amazon - PE 149), TSLA (Tesla - Âm/lỗ) và Netflix (NTFX - PE 160).

Hệ số Price/Earning là Giá Cả chia chia cho Doanh Thu của công ty. Mức trung bình lịch sử của SP500 là 15.72. Hiện tại, năm 2018, thì PE trung bình của các mã trong SP500 là 23, tức cao hơn mức trung bình rất nhiều.

Trong lịch sử chứng khoán thì chỉ có 2 thời điểm khi PE cao hơn mức hiện tại: đợt bong bóng Internet 2002 và bong bóng tài chính năm 2007. Điều này làm những người được đào tạo ở trường lớp vô cùng khó hiểu. Vì nếu sử dụng tất cả những hệ số đánh giá và mô hình định giá thì chúng ta đang trong trạng thái đầu cơ trào lưu bong bóng, và sớm muộn gì cũng suy giảm về mức trung bình.

Đó là cách đánh giá phổ thông. Nhưng nếu đám đông không nghĩ vậy thì chẳng có ý nghĩa gì. Hiện tại người ta vẫn đổ tiền vào AMZN, TSLA, NFLX và hàng loạt cổ phiếu khác, bất chấp giá trị thật của nó. Vì sao?



1. Vì người ta cho rằng họ sẽ có doanh thu cao hơn trong tương lai.
2. Vì họ kỳ vọng rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng.
3. Vì họ mua vào niềm tin và tầm nhìn của công ty và nhà sáng lập. Như khi bạn mua TSLA, bạn tin tưởng vào ý chí riêng Elon Musk. Còn những hệ số đánh giá thì chỉ là phụ.
4. Vì họ cho rằng họ có cách đánh giá riêng.

Vậy bạn nên làm gì? Bạn có thể mua theo đám đông hoặc không. Đâu ai biết tương lai sẽ ra sao. Vì như đã nói, các mô hình định giá đều vô nghĩa nếu đám đông không tin vào nó. Có thể nó sẽ tiếp tục tăng hoặc sụp về mức trung bình. Còn không thì hãy mua Quỹ ETF Index và đa dạng hóa để khỏi suy nghĩ nhiều về điều này.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào