Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUẢN LÝ KÉM, CẢ VĂN HÓA CŨNG KÉM, NHƯNG TỎ RA YÊU VĂN HÓA ĐỈNH CAO

QUẢN LÝ KÉM, CẢ VĂN HÓA CŨNG  KÉM, NHƯNG TỎ RA YÊU VĂN HÓA ĐỈNH CAO  Chu Mộng Long: Lòng tham làm cho quản lý kém và trình độ văn hóa cũng t...

QUẢN LÝ KÉM, CẢ VĂN HÓA CŨNG  KÉM, NHƯNG TỎ RA YÊU VĂN HÓA ĐỈNH CAO 

Chu Mộng Long: Lòng tham làm cho quản lý kém và trình độ văn hóa cũng tồi tệ, nhưng lại nhân danh văn hóa để xây dựng công trình văn hóa đỉnh cao.
Bài viết của Lý Đợi điều tra sơ bộ về sự thất thoát, lãng phí khi lạm dụng và chuyển đổi công năng các công trình văn hóa tại Tp Hồ Chí Minh.

KHÔNG CÓ NHÀ HÁT… MỚI NÊN BÀN CÃI

TP.HCM thiếu gì đất để xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch.

Vấn đề là chuyện khuất tất trong quản lý, cũng như cách làm thiếu minh bạch vài thập niên qua đã đẩy chuyện xây nhà hát và người dân mất đất oan ở Thủ Thiêm vào chỗ đối đầu, bi kịch.

Nhưng có vẻ như TP.HCM chẳng có tầm nhìn và quyết sách, bởi năm 2006 họ tính xây nhà hát tại 23 Lê Duẩn, Q.1 (cơ sở của Xổ số kiến thiết TP.HCM), năm 2009 tính xây tại Công viên 23/9, năm 2011 chuyển sang Thủ Thiêm, tháng 12/2012 đổi về Công viên 23/9. Đến nay thì lại bất ngờ muốn làm ở Thủ Thiêm - nơi sai phạm quản lý đất đai đang nóng ran.

Nhìn lại quá khứ một chút, dân số Sài Gòn vào năm 1975 là hơn 3,4 triệu người, nhưng thành phố đã có hơn 60 rạp và rạp hát lớn. Trong đó có cả Nhà hát thành phố (xây dựng từ năm 1900) và nhà hát Trần Hữu Trang ngày nay.

Đến năm 2017, TP.HCM có hơn 13 triệu dân, chỉ có thêm 2 nhà hát cấp quận: Nhà hát Hòa bình (Q.10), Nhà hát Bến Thành (Q.1). Trong khi hơn 50/60 rạp tiếp quản từ Sài Gòn thì gần như bỏ hoang, hoặc bán đất, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch hiện trú ngụ tạm thời tại 1 trong 60 rạp hát cũ của Sài Gòn - rạp Thanh Vân.

Nếu quản lý hiệu quả thì từ 60 mảnh đất vàng này, gom lại xây dựng 10 nhà hát cũng đủ, chứ đừng nói chỉ xây 1 nhà hát.

Sau 1975, 60 rạp này được giao cho Phát hành phim và chiếu bóng TP.HCM (Fafim Thành phố) khai thác, kinh doanh. Chỉ cần bắt đầu từ đây là tìm ra việc thất thoát đất đai và tài sản công mà thôi.

Sau thập niên 1980, “để lâu cứt trâu hóa bùn”, các rạp ở các quận 4, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình… biến thành quán cơm, quán nhậu, bãi giữ xe, quán cà phê, quán bar… Kế đến là quận 3, quận 5, rồi quận 1…

Ví dụ rạp Majestic Sài Gòn (Đồng Khởi) trở thành nhà hàng Majestic. Rạp Eden (Đồng Khởi) thành thương mại. Rạp Đại Nam (Trần Hưng Đạo) trở thành khách sạn Đại Nam. Rạp Hồng Bàng (Pasteur) trở thành phòng game online…

Rạp Quốc tế thành căn hộ và văn phòng cho thuê, rạp Aristles thành khách sạn New World, rạp Khải Hoàn thành trung tâm điện máy, rạp Lao Động thành vũ trường Monaco, rạp hát Thủ đô thành khách sạn và karaoke…

Mà nhà hát chưa phải là duy nhất, cứ nhìn các khu đất công vốn thuộc doanh trại quân đội, nhiều nơi giờ thành biệt thị, nhà ở, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…

Cóp từ FB Lý Đợi.



Không có nhận xét nào