Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SAU QUẢNG NỔ LÀ VƯỢNG NỔ.

SAU QUẢNG NỔ LÀ VƯỢNG NỔ. Nối tiếp màn Bphone của "Quảng nổ", báo chí xứ mù cũng đua nhau đưa "Vượng nổ" lên mây bằng Vi...

SAU QUẢNG NỔ LÀ VƯỢNG NỔ.

Nối tiếp màn Bphone của "Quảng nổ", báo chí xứ mù cũng đua nhau đưa "Vượng nổ" lên mây bằng Vinfast. Đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nào là "Vừa chính thức ra mắt, chuyên gia quốc tế đã đánh giá VinFast "là đối thủ đáng để ông lớn ô tô thế giới dè chừng", nào là "Thiết kế hiện đại, bản sắc", nào là "Chúng dường như đến từ một hãng ô tô lâu đời chứ không phải chỉ mới thành lập 1 năm".

Nếu mà dễ dàng như thế thì ngành sản xuất xe hơi của Úc đã không sập tiệm cách đây mấy năm .Toyota, Ford, Nissan và Mitsubishi đều từng có nhà máy tại Australia. Tuy nhiên, tất cả đều đã dời đi. Công nghiệp xe hơi tại Australia vì thế đã 'hấp hối' trong những năm trở lại đây.

Bất kỳ sản phẩm  gì muốn tồn tại trên thị trường đều phải đảm bảo các yếu tố cạnh tranh sau đây :
- Rẻ.
- Chất lượng cao.
- Đổi mới liên tục.
- Bảo hành uy tín.
- Giá trị thương hiêụ.

Để đảm bảo yếu tố "rẻ" thì cái quan trọng nhất là phải "của nhà làm ra". Nghĩa là để sản xuất ra chiếc xe hơi anh phải có :
- Công nghệ luyện kim.
- Các nhà cung ứng thiết bị xe hơi : cấp 1,2 và 3.
- Đội ngũ công nhân kỷ sư lành nghề, cần cù.

Trong khi đó Vinfast có gì : thép phải mua, máy và phụ kiện phải nhập từ Đức , Nhật, mẫu mã do Ý thiết kế. Thương hiêụ là con số 0 tròn trĩnh.

Thiết kế ra một mẫu xe để đem triển lãm ở Châu Âu rất dễ dàng. Nhưng để làm ra chiếc xe ấy người ta chỉ tốn có $20.000, anh phải mất đến $ 40.000 thì  giá trị  thặng dư ở đâu?Bởi lẻ bất cứ cái gì anh cũng phải mua ,phải thuê chứ không tự làm ra được.

Phạm Nhật Vượng chắc phải biết là để bán được một chiếc xe hơi ở các nước pháp trị không hề là điều đơn giản. Anh phải xây  dựng được một hệ thống đại lý, hệ thống bảo hành khắp nước Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ngoài ra anh phải có một đội ngũ luật sư hùng hâụ để đối mặt về các vấn đề pháp lý xảy ra hàng ngày đến từ các vụ tai nạn liên quan đến kỷ thuật, phụ tùng xe.

Tại sao nhiều thương hiệu  xe hơi lớn sẵn sàng thu hồi hàng trăm ngàn chiếc xe bất chấp thiệt hại để đảm bảo hình ảnh thương hiệu khi gặp lỗi một bộ phận nào đó dù rất nhỏ của chiếc xe? Bởi vì họ biết nếu thua kiện khi có tai nạn xảy ra thì báo chí của xứ dân chủ sẽ dìm thương hiệu của họ xuống tận bùn đen . Chỉ cần quan toà gõ búa là doanh số xe bán ra sụt giảm và sau đó là các đại lý thi nhau bỏ chạy dẫn đến phá sản.

Chưa kể cùng giá trị , chất lượng tương  đương  nhưng dân các nước dân chủ sẽ chọn mua những thương hiệu uy tín , lâu năm của các nền dân chủ. Bởi họ biết các thương hiệu này sẽ dễ dàng bồi thường  cho họ để giữ giá trị hình ảnh. Nhưng khi nghe thương hiệu đó đến từ một nước độc tài, chuyên ngủ gật ở LHQ, chạy làng ở các toà án quốc tế thì người ta không dám đánh cược tính mạng và tiền của mình vào một chiếc xe mà tập đoàn chủ quản có thể phá sản bất cứ lúc nào vì các vụ kiện.

 Phúc Niễng vẫn còn quá non trên trường quốc tế. Người dân thế giới chứ không phải dân Việt đi đâu cũng ca điệp khúc đầu tàu, công nghệ 4.0 là lừa được họ. Nghe đến độc tài mà lại  độc tài cộng sản người  ta sẽ xách dép chạy dài. Vì vậy  muốn bán được xe phải làm ơn cải cách thể chế thành dân chủ và pháp trị trước.

Còn không Vinfast cứ chuẩn bị nón mà đi ăn mày.

Dương Hoài Linh



1 nhận xét

  1. Một bầy kên kên, bu vào cấu xé mẹ VN ,những người con VN chân chính hãy đứng lên.

    Trả lờiXóa