SỐC VỚI ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TẠI BÌNH ĐỊNH: KHI ĐỨA DỐT RA ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Một số giáo viên THPT tại Bình Định vừa đi thi g...
SỐC VỚI ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TẠI BÌNH ĐỊNH: KHI ĐỨA DỐT RA ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
Một số giáo viên THPT tại Bình Định vừa đi thi giáo viên dạy giỏi (sáng ngày 25 tháng 10 năm 2018) chuyển cho tôi cái đề và phàn nàn: đề quá dài trong giới hạn thời lượng 120 phút.
Tôi hỏi có làm được bài không? Họ đều bảo OK, nhưng không thể làm sâu được. Thứ gì cũng đụng đến một tí gọi là biết tuốt.
Xem đề xong, tôi lại hỏi: có thấy đề sai chỗ nào không? Họ đều lắc đầu và nói: chỉ thấy dài, không thấy sai!
Tôi không biết khóc hay cười về danh hiệu "giáo viên dạy giỏi" hiện nay ở phổ thông. Tôi hình dung thứ gì họ cũng tán được, nhưng đúng sai tối thiểu thì không thể nhận ra.
Cho nên con bò thành giáo sư tiến sĩ, con ngáo thành giáo viên dạy giỏi là chuyện bình thường của giáo dục Việt Nam.
Tôi chưa bình luận đề dài ngắn. Cũng chưa bình luận kỹ nội dung hai câu hỏi liên quan đến dạy học phát triển năng lực và dạy học phát huy tính tích cực của người học mà tôi thấy rất ngứa tai.
Câu 3 tỏ ra cập nhật về "dạy học phát triển năng lực" đang triển khai trong dự án cải cách chương trình, sách giáo khoa mới. Câu 4 quay lại "dạy học phát huy tính cực của người học" lâu nay giáo viên đã làm.
Tích cực hay phát triển năng lực gì khi người ta biến học sinh thành cái robot qua hệ thống hỏi đáp tự động như cái máy? Ở đây tôi chỉ ngắn gọn vài câu, rằng cái gọi là "dạy học phát huy tính tích cực của người học" chính là "dạy học phát triển năng lực", nhưng những ông bà chuyên làm dự án đã đánh tráo khái niệm để làm dự án tiêu tiền nhiều lần. Sự gian manh đạt đến giới hạn khi họ lý luận: việc đổi mới "dạy học phát huy tính tích cực" của người học lâu nay chưa hiệu quả nên chuyển sang đổi mới bằng "dạy học phát triển năng lực"? Món đổi mới này mời những ông Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống trả lời trước dư luận, rằng "dạy học phát huy tính tích cực" lâu nay đang áp dụng có phải "phát triển năng lực" không, và ngược lại "dạy học phát triển năng lực" có "phát huy tính tích cực của người học" không?
Bây giờ thì tôi xoáy vào cái sai của đề mà không ai nhận ra và cứ cắm đầu làm bài. Câu 1 ghi "Nhà lý luận phê bình văn học Huỳnh Như Phong trong bài viết Văn học và văn hóa truyền thống cho rằng...".
Giới lý luận phê bình ở Việt Nam tôi đếm trên đầu ngón tay, kể cả những kẻ tiểu tốt mới mon men vào nghề. Không có ai là Huỳnh Như Phong cả. Bài viết Văn học và văn hóa truyền thống tôi từng đọc là của GS. Huỳnh Như Phương, Khoa Văn học Trường ĐH KHXH & NV TP Hồ Chí Minh.
Huỳnh Như Phương nổi tiếng trong làng lý luận phê bình chứ không phải quân phê bình bông phèng nên viết tên đúng hay sai cũng được.
Tên tác giả bài báo mà ghi cũng sai thì chỉ có thể là người ra đề chộp giật đâu đó trên mạng rồi đưa vào đề thi mà không hề đọc hết chữ. Đến lượt người thi cũng nhắm mắt tán bừa, vì không cần biết Huỳnh Như Phong là ai. Đứa dốt ra đề thi cho đứa dốt và cùng nhau thành giáo viên dạy giỏi.
Tôi đồ rằng, người ra đề khi chộp giật trên mạng đã nhầm Huỳnh Như Phương với Nguyễn Như Phong nhà báo. Chắc là thần tượng Nguyễn Như Phong làm cho cái đầu người ra đề bị mê lú hẳn.
Đừng đổ lỗi do thằng đánh máy. Một đề thi phải qua bốn vòng kiểm soát: người giới thiệu đề, người tổng hợp đề, ban phản biện đề và kí duyệt đề. Vậy là dốt cả chùm?
Khi sự dốt nhân danh sự giỏi thì giáo dục không thành đống giẻ rách nhuộm màu mới là chuyện lạ!
Chu Mộng Long
--------------
Các bạn nào ở phổ thông có tham gia ra đề thi này thì vào đây nhận hàng: Nguyễn Công Sinh, Trần Hà Nam, Đinh Hà Triều.
Chuyển cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Đào Đức Tuấn.
Anh Nguyễn Tấn Huy ở Quảng Ngãi nên tham khảo.
-----------
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định từng ra đề thi học sinh giỏi cho học sinh TH phổ thông thật quái gở: Thi cái con cặc:
https://chumonglong.wordpress.com/2016/10/28/moi-toanh-de-thi-hoc-sinh-gioi-van-thi-cai-con-kec/
Không có nhận xét nào