TÁC DỤNG NGƯỢC CỦA CÁI GỌI ‘HỢP TÁC KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG’ CỦA SONG CỘNG Khi Mỹ bao vây Trung cộng trên khắp mặt trận, đặc biệt là mặt trận th...
TÁC DỤNG NGƯỢC CỦA CÁI GỌI ‘HỢP TÁC KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG’ CỦA SONG CỘNG
Khi Mỹ bao vây Trung cộng trên khắp mặt trận, đặc biệt là mặt trận thương mại với việc Trump áp thuế lên hàng hóa và việc Trump muốn phá bỏ nguồn cung năng lượng cho Trung cộng ở Iran, Venezuela và ngưng xuất khẩu dầu thô. Buộc Trung cộng phải đâm đầu vào bồn dầu khí ở Biển Đông thông qua việc cử Vương Nghị sang Sài gòn vào ngày 15/9/2018 đề gửi trát yêu cầu.
Sau khi Trần Đại Quang chết, Nguyễn Phú Trọng triệu hồi quần thần để bầu hắn thay Quang, đồng thời đã đưa mục tiêu "phát triển kinh tế biển" vào nghị quyết trung ương với chủ đích duy nhứt là phải cho ra đời bằng được 3 đặc khi kinh tế nhưng có lẽ sẽ đổi tên thành "trung tâm hậu cần kinh tế biển" chẳng hạn để biến nơi đây thành cơ sở phục vụ cho việc hút dầu khí ở Biển Đông mà cộng sản Việt Nam với Trung cộng gọi tên là "hợp tác khai thác biển".
Xin nhắc lại, khái niệm "hợp tác khai thác biển" không hề mới mẻ, nó đã được Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo tháng 10/1982 với khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác ". Tuy nhiên, chính sách của Tập Cận Bình không được thực thi vì các bên có tranh chấp tại Biển Đông luôn bảo lưu quan điểm "Trung cộng không có chủ quyền pháp lý ở Biển Đông", điều này đến năm 2016 đã được Tòa công ước quốc tế - PCA khẳng định dứt khoát thông qua tuyên bố thằng kiện của Phillipines.
Giờ đây, trong lúc quẫn bách, Tập Cận Bình lại xài chiêu cũ, Nguyễn Phú Trọng chủ mưu ủng hộ. Tuy nhiên theo trực quan của cá nhân, tui nhận định kế "mưu sinh thoát hiểm" này của Tập - Trọng sẽ không dễ dàng thực hiện trót lọt.
Cái khó nhứt cho Trung cộng tại Biển Đông lúc này chính là phán quyết năm 2016 của tòa PCA, theo nội dung phán quyết này thì Trung cộng không có chủ quyền về mặt pháp lý ở Biển Đông dù Tập Cận Bình có gân cổ, mạnh họng tuyên bố "Trung cộng không để mất chủ quyền dù chỉ 1 phân". Vì vậy dù Việt Nam và Trung cộng có thông qua "hợp tác song phương khai thác Biển Đông" thì vai trò của Trung cộng ở Biển Đông chỉ là "đối tác" chứ không phải "chủ quyền". Đã là "đối tác" thì phải bình đẳng như tất cả các đối tác khác như Mỹ, Nhật, Ấn, Nga,... Tức sẽ không có yếu tố "ưu tiên", bên trọng - bên khinh, hay nói cách khác là phải cạnh tranh sòng phẳng trong vấn đề "khai thác tài nguyên biển" thông qua đấu thầu quốc tế rộng rãi. Đây là một cái khó cho Nguyễn Phú Trọng dù Trọng cố ưu tiên cho Trung cộng.
Thứ đến, dù Trung cộng luôn đeo đuồi chính sách "đàm phán xé lẻ" tại Biển Đông mà ta hay gọi là "đàm phán song phương" nhưng điều này chỉ có giá trị ở vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông chứ không được thực thi trên toàn bộ Biển Đông. Nói cách khác nếu cộng sản Việt Nam với Trung cộng có ý "khai thác chung Biển Đông" thì nó chỉ được triển khai trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế, tại vùng chồng lấn muốn khai thác chung phải đạt được thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan để chia sẻ tài nguyên.
Hay nói rõ ra, cộng sản Việt Nam với Trung cộng chỉ "khai thác chung" tại Vịnh Bắc Bộ và vùng 12 hải lý trở vào, ngoài phạm vi này đều phải có sự đồng thuận của các quốc gia theo công ước quốc tế về luật biển, tức "song cộng" chỉ mở rộng được vùng khai thác trên Biển Đông khi và chỉ khi Luật pháp trên Biển Đông bị Trung cộng tự ý vẽ lại, điều này với Mỹ cũng như Quốc tế là "không thể" ngoại trừ Mỹ gật đầu nhưng khi Mỹ đã xem Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Mỹ thì sẽ không có chuyện Mỹ để một mình Trung cộng múa gậy ở Biển Đông.
Cái kẹt tiếp theo với Nguyễn Phú Trọng đó là khi đồng ý cùng Trung cộng "khai thác chung" trong vùng biển thuộc "chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán" thì sẽ giẫm lên các hợp đồng khai thác đã ký với các tập đoàn của các quốc gia trước đây, tệ hại hơn nó sẽ bùng nổ các vụ kiện tụng do tranh chấp hợp đồng như Repsol chẳng hạn bởi lúc này ông không thể tự ý thay đổi chủ thể hợp đồng đã ký bằng chủ thể hợp đồng mới của Trung cộng.
Tóm lại, việc Nguyễn Phú Trọng ký "thỏa thuận hợp tác khai thác Biển Đông" có chăng cũng chỉ là hành đồng "bú mót" các mỏ dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà từ trước đến nay Việt Nam chưa được ký hợp đồng với một công ty nào nhưng loại này chỉ là phần xương vì trữ lượng thấp cũng như số lượng mỏ rất ít vì phần nạc đã bán ăn hết rồi. Còn việc lấy cớ "hợp tác khai thác chung" của hai nhà nước cộng sản để mò ra vùng chồng lấn thì sẽ vấp phải "Tứ giác Kim cương" do Mỹ đứng đầu đánh cho gãy họng. Chưa nói đến việc Mỹ và cộng đồng Quốc tế sẽ vận dụng các điều luật trong Công ước quốc tế về Luật biển để áp lịnh trừng phạt lên các công ty của Trung cộng và Việt Nam do tội phá vỡ môi trường sinh thái biển, thảm sinh vật biển, gây ô nhiễm đại dương,... do việc khai thác biển gây ra dù nó nằm trong vùng thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Hợp tác khai thác chung của "song cộng" ở Biển Đông là kế "giấu trời qua biển" nhưng trời cao có mắt khi Mỹ quyết không rời Biển Đông, không cho phép Trung cộng tự vẽ lại Luật pháp ở Biển Đông bởi khi Trump lên đã nhận ra Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Mỹ nên đã áp dải "Ấn Độ - Thái Bình Dương" vào, biến Biển Đông trở thành tâm của dải ngọc trai này, không như thời Obama chỉ phủi bụi Trung cộng bằng chính sách xoay trục sang Thái Bình Dương. Cửa thoát hiểm của Tập Cận Bình ở Biển Đông lại vấp phải gậy thiết bảng của Donald Trump, Tập mà ngông cuồng nổ súng ở đây là sập bẫy ngay vì Trump đang chờ điều này từ Tập để đánh cho Tập tan tác chim muông, không còn manh giáp ngay tại tử địa Biển Đông.
Bài "hợp tác khai thác chung Biển Đông" đã bị tui bắt bài từ trước khi Vương Nghị sang Sài gòn từ lâu ở link dưới đây, không lẽ Trump không nhận ra sao hả Nguyễn Phú Trọng ?
Tran Hung.
Không có nhận xét nào